Cảm biến tự động dừng xe nhờ phân tích lượng cồn trong mồ hôi
- Cập nhật: Thứ năm, 25/6/2015 | 8:30:20 AM
Các nhà khoa học Hoa Kỳ vừa giới thiệu một công nghệ cảm biến mới có thể khiến xe hơi dừng hoạt động nếu phát hiện người lái xe có nồng độ cồn trong máu vượt mức quy định.
Thông qua mồ hôi từ tay nắm, lưng áo...hệ thống sẽ phân tích lượng cồn trong mồ hôi và tính toán lượng cồn có trong máu.
|
Hệ thống cảm biến này thuộc Hệ thống an toàn phát hiện người lái xe có dùng rượu (DADSS), một chương trình hợp tác nghiên cứu giữa đại diện của 17 hãng sản xuất xe ô tô và Cơ quan An toàn giao thông quốc gia Hoa Kỳ (NHTSA). Hệ thống có tiềm năng rất lớn trong việc ngăn chặn tình trạng lái xe khi say xỉn và là công cụ hỗ trợ trong việc làm giảm những tai nạn giao thông do uống rượu khi lái xe.
Hệ thống gồm có 2 cảm biến lắp đặt gần vô-lăng và bảng điều khiển trên xe. Cảm biến thứ nhất hoạt động dựa trên công nghệ quang phổ hồng ngoại gần để phát hiện nồng độ cồn trong máu khi người lái xe tiếp xúc với bảng điều khiển.
Thông qua mồ hôi từ tay nắm, lưng áo... hệ thống sẽ phân tích lượng cồn trong mồ hôi và tính toán lượng cồn có trong máu. Chất cồn hấp thu ánh sáng có bước sóng đặc biệt.
Bằng cách đo cường độ ánh sáng, hệ thống có thể chỉ ra chính xác nồng độ cồn trong máu. Trong khi đó, cảm biến hơi thở có chức năng đo các phân tử cồn trong hơi thở. Nếu phát hiện nồng độ cồn trong máu cao hơn mức cho phép là 0,08%, hệ thống cảm biến sẽ không cho xe nổ máy.
(Theo Chinhphu.vn)
Các tin khác
Theo Tân Hoa xã, Trung Quốc vừa sản xuất máy bay điện chở khách đầu tiên trên thế giới với tên gọi RX1E.
Nhóm các nhà khoa học Mỹ và Nhật Bản đã nghiên cứu và bào chế thành công một số lượng lớn kháng thể từ trứng đà điểu có khả năng ức chế mạnh đối với coronavirus - loại virus gây Hội chứng hô hấp cấp vùng Trung Đông (MERS).
Người đàn ông được cấy ghép dương vật thành công đầu tiên trên thế giới đến từ Nam Phi đã có thể có con chỉ vài tuần sau khi phẫu thuật, khiến các bác sỹ phải bất ngờ.
Từ nay đến năm 2030, thành lập mới một số khu công nghệ cao do tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách địa phương và các nguồn vốn khác.