Lần đầu tiên dự, Việt Nam đoạt giải bạc Olympic thiên văn học

  • Cập nhật: Thứ ba, 20/12/2016 | 8:25:30 AM

Đội tuyển Việt Nam có 5 thí sinh thì một em được 1 huy chương bạc và 4 em đạt giải khuyến khích kỳ thi Olympic quốc tế về Thiên văn học và Vật lý thiên văn lần thứ 10, tổ chức tại thành phố Bhubaneswar, Ấn Độ.

Lễ trao giải tối 18-12 cho đoàn Việt Nam tham gia Olympic.
Lễ trao giải tối 18-12 cho đoàn Việt Nam tham gia Olympic.

Đây là kỳ thi Olympic quan trọng nhất trong lĩnh vực thiên văn học và vật lý thiên văn dành cho lứa tuổi THPT, với hơn 50 đội tuyển đến từ các quốc gia trên khắp 5 châu.

Mặc dù đây là kỳ thi lần thứ 10, nhưng đối với Việt Nam, đây là lần đầu tiên chúng ta cử đội tuyển tham gia.

Thiên văn học hiện nay vẫn là một bộ môn khoa học còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Bộ môn này mới chỉ được giảng dạy ở mức cơ bản tại một số trường đại học như Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Quy Nhơn. Trong các trường phổ thông, kiến thức thiên văn chỉ được đề cập sơ lược ở một số sách giáo khoa vật lý hoặc địa lý.

Cả 5 thí sinh tham gia đội tuyển đều là học sinh lớp 11 của Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội).

(Theo TTO)

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Việt Nam sẽ phóng vệ tinh radar LOTUSat-1 vào năm 2019 và sau đó, năm 2022 sẽ phóng vệ tinh radar LOTUSat-2. Không chỉ giúp tiết kiệm hàng nghìn tỉ đồng mỗi năm nhờ giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, 2 vệ tinh này là minh chứng cho việc Việt Nam đang làm chủ công nghệ chế tạo vệ tinh.

Một ca phẫu thuật tại Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ.

Đây là bệnh viện đầu tiên ở khu vực miền núi phía Bắc vừa thành lập được Trung tâm Tim mạch với phòng mổ hàng hiện đại

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Phan Tâm vừa ký ban hành Công văn số 4414/BTTTT-PTTH&TTĐT gửi UBND các tỉnh: Bắc Ninh, Bình Dương, Hà Nam, Hải Dương, Hậu Giang, Hưng Yên, Vĩnh Long và Vĩnh Phúc đề nghị tăng cường chỉ đạo tuyên truyền số hóa truyền hình mặt đất tại các địa phương này. Các tỉnh này sẽ tắt sóng và chuyển sang phát sóng truyền hình số mặt đất vào 0 giờ ngày 30/12/2016.

Các thành viên của nhóm công tác, phó giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Viết Nhung đứng hàng đầu - thứ 5 từ bên phải sang.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lần đầu tiên thành lập nhóm công tác về nghiên cứu bệnh lao toàn cầu, gồm 19 chuyên gia có kinh nghiệm hàng đầu trong nghiên cứu bệnh lao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục