Phát hiện thuốc điều trị ung thư phổi có thể tiêu diệt các tế bào HIV

  • Cập nhật: Thứ hai, 4/12/2017 | 8:56:16 AM

Các bác sỹ tại bệnh viện Pitie-Salpetriere Hospital AP-HP ở Paris (Pháp) đã phát hiện bằng chứng đầu tiên cho thấy một loại thuốc được sử dụng để điều trị ung thư phổi, thận và da có thể tiêu diệt các tế bào nhiễm virus HIV ở các bệnh nhân AIDS.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Trong nghiên cứu trên, một bệnh nhân nam, 51 tuổi, bị chẩn đoán dương tính với HIV từ năm 1995 và chẩn đoán ung thư phổi từ tháng 5/2015, đã được sử dụng thuốc nivolumab - do hãng dược phẩm Bristol-Myers Squibb bán với tên gọi là Opdivo.

Kết quả các ổ tế bào chứa HIV "giảm mạnh và liên tục" mà không cần sử dụng các loại thuốc điều trị cơ bản. Bệnh nhân đã được tiêm 31 liều nivolumab 2 tuần/lần kể từ tháng 12/2016. Sau lần tiêm đầu tiên, mức độ nhiễm HIV tăng liên tiếp đến ngày thứ 45, sau đó giảm. Các bác sỹ giải thích hoạt động của hệ thống miễn dịch trong cơ thể đã tăng. Đến ngày thứ 120, kết quả điều trị cho thấy ổ HIV đã giảm mạnh.

Trường hợp trên đã được đưa tin trên Tạp chí Annals of Oncology, trong đó các bác sỹ cũng cho biết đã áp dụng nghiên cứu tương tự trên một bệnh nhân khác sử dụng thuốc Opdivo nhưng không có tác động gì đến HIV.

Bác sỹ Jean-Philippe Spano, giáo sư- Chủ nhiệm khoa dược ung thư ở bệnh viện trên, cho biết "vẫn cần rất thận trọng, vì đây chỉ là một trường hợp đơn lẻ," nhưng ông cho biết thêm rằng đây là trường hợp đầu tiên cho thấy biểu hiện giảm mạnh ổ HIV. Về phần mình, chuyên gia bệnh truyền nhiễm của Đại học Cardiff (Anh), Andrew Freedman nhận định phát hiện trên "rất đáng mừng," song vẫn cần thận trọng.

Nhiều năm qua, các nhà khoa học đã nỗ lực tìm cách loại bỏ các ổ HIV với mong muốn loại bỏ hoàn toàn loại virus này và chữa khỏi cho các bệnh nhân AIDS. Chương trình Phối hợp Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) cho biết công tác điều trị HIV trên toàn cầu trong 15 năm qua đã đạt tiến bộ vượt bậc, ghi nhận 57% số ca nhiễm bệnh được điều trị. Thách thức đặt ra lúc này là làm sao để 16 triệu bệnh nhân chưa được điều trị, trong đó có khoảng 919.000 trẻ em, có thể được tiếp cận các phương pháp điều trị càng sớm càng tốt.
 
(Theo TTXVN)

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Các nhà sinh học từ trường Đại học Tổng hợp quốc gia mang tên Lomonosov (MGU) cùng các đồng nghiệp Thụy Điển đã tìm ra cách buộc các tế bào ung thư tự chết trong khi phân chia nếu dẫn vào các tế bào này các chất liên quan đến quá trình gọi là "thảm họa phân bào."

Một mẫu xe tự hành tham gia Cuộc đua số 2017 - 2018.

"Cuộc đua số” là cuộc thi lập trình công nghệ xe tự hành dành cho tất cả sinh viên đại học trên cả nước. Đây là cuộc thi công nghệ thường niên do Tập đoàn FPT tổ chức.

Các nhà khoa học Trung Quốc đã ghép thành công các mạch máu được sản xuất từ máy in 3D lên khỉ thí nghiệm.

Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã phát triển thành công máy in 3D có thể sản xuất mô người trên quy mô lớn, gồm da, sụn và gan.

Một nghiên cứu sinh tiến sỹ người Canada mới đây đã được nhận Giải thưởng Sáng tạo Anh tài Mitacs nhờ tìm ra phương pháp mới ngăn chặn hiệu quả các tế bào ung thư.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục