Tốc độ 4G tại Việt Nam đứng thứ hai Đông Nam Á
- Cập nhật: Thứ tư, 21/2/2018 | 4:11:01 PM
Tốc độ 4G trung bình tại Việt Nam đạt 21,49 Mb/giây, đứng trước các nước Đông Nam Á khác như Thái Lan, Malaysia... và chỉ thua Singapore.
|
Theo số liệu vừa được công bố bởi OpenSignal, Việt Nam là một trong những quốc gia có mức độ phủ sóng và tốc độ mạng 4G thuộc mức trung bình. Số liệu được thống kê trên toàn thế giới, với 58.752.909.949 lượt đo đạc từ gần 5 triệu thiết bị từ ngày 1/10 đến 29/12/2017.
Mức độ phủ sóng 4G tại Việt Nam so với thế giới. |
Cụ thể, mức độ phủ sóng 4G tại Việt Nam là 71,26%, vượt qua một số quốc gia phát triển khác như Italy (69,66%), Pháp (68,31%) hay Đức (65,67%). Tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam xếp sau Thái Lan (85,58%), Singapore (84,43%) hay Malaysia (74,88%). Hàn Quốc và Nhật Bản vẫn là hai quốc gia có độ phủ sóng 4G lớn nhất thế giới với 97,49% và 94,7% tương ứng.
Tốc độ mạng 4G tại Việt Nam ở mức trung bình so với thế giới nhưng đứng thứ hai tại Đông Nam Á. |
Về tốc độ 4G, Việt Nam với 21,49 Mb/giây đã lần lượt vượt qua các quốc gia Đông Nam Á khác như Brunei (17,48 Mb/giây), Myanmar (15,56 Mb/giây), Thái Lan (9,6 Mb/giây) hay Indonesia (8,92 Mb/giây) và đứng sau Singapore - quốc gia có tốc độ mạng 4G đứng đầu thế giới với 44,31 Mb/giây. Việt Nam cũng đã vượt qua các quốc gia khác như Mỹ (16,31 Mb/giây), Hong Kong (17,73 Mb/giây) hay Ai Cập (16,68 Mb/giây).
Các tin khác
Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu các đơn vị, doanh nghiệp viễn thông, Internet, CNTT tổ chức thực hiện các phương án bảo vệ an toàn mạng lưới thông tin liên lạc và Internet; bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước thông suốt, an toàn và đáp ứng tối đa nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán.
Tân giáo sư trẻ tuổi nhất Việt Nam là Phạm Hoàng Hiệp, sinh năm 1982. Anh đã phá kỷ lục trước đó của Giáo sư Phan Thanh Sơn Nam.
Ngày 1/2, Phó giáo sư-tiến sỹ, bác sỹ Nguyễn Hoàng Định, Phó Giám đốc Trung tâm tim mạch - Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết đơn vị đã thực hiện thành công kỹ thuật tái tạo van động mạch chủ bằng vật liệu tự thân (còn gọi là phương pháp Ozaki), phương pháp tối ưu nhất hiện nay trong điều trị bệnh lý bất thường của van động mạch chủ.