Bệnh viện nhi đầu tiên trên cả nước ứng dụng y học hạt nhân

  • Cập nhật: Thứ tư, 7/3/2018 | 7:51:44 AM

Ngày 6/3, với sự hỗ trợ của Bệnh viện Chợ Rẫy và các chuyên gia đến từ Đài Loan (Trung Quốc), các bác sỹ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành xạ hình cho 5 bệnh nhi đầu tiên mắc các bệnh lý về thận như thận ứ nước, giãn niệu quản thận.

Bệnh nhi đầu tiên chuẩn bị được xạ hình.
Bệnh nhi đầu tiên chuẩn bị được xạ hình.


Với sự ra đời của Đơn vị Y học hạt nhân, Bệnh viện Nhi Đồng thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị nhi khoa đầu tiên trong cả nước tiến đến những kỹ thuật chẩn đoán và điều trị chuyên sâu, kỹ thuật cao...

Theo bác sỹ Nguyễn Hoàng Mai Anh, Phó Trưởng Khoa Ung bướu-Huyết học, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, xạ hình là phương pháp chẩn đoán chuyên sâu từng bệnh lý khu trú của các cơ quan và cho biết chính xác chức năng các cơ quan đó hoạt động như thế nào, khả năng hoạt động ra sao..., nhờ đó giúp các bác sỹ có thể đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Bắt đầu từ ngày 6/3/2018, Đơn vị Y học hạt nhân của Bệnh viện Nhi đồng Thành phố thực hiện xạ hình thận trong chẩn đoán các bệnh lý thận tắc nghẽn, đánh giá chức năng thận, nhiễm trùng thận-bể thận, bệnh lý trào ngược bàng quang-niệu quản trên đường tiết niệu; chẩn đoán bệnh lý về ung thư xương ở trẻ em, chấn thương nhưng không nhận biết được qua khám lâm sàng.

Các bác sỹ của Đơn vị Y học hạt nhân sẽ chẩn đoán phát hiện teo đường mật bẩm sinh; chẩn đoán bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa như bệnh lý túi thừa Meckel; đánh giá việc tưới máu phổi, thuyên tắc động mạch phổi; chẩn đoán và điều trị các bệnh lý tuyến giáp.

Bác sỹ Nguyễn Hoàng Mai Anh cho biết thêm trước đây người ta thường lo ngại việc sử dụng thuốc phóng xạ ở trẻ em nhưng thực tế cho thấy, hầu hết các kỹ thuật y học hạt nhân chỉ gây ra liều chiếu xạ thấp hơn các kỹ thuật chụp tia X. Trong nhiều trường hợp, việc áp dụng một số kỹ thuật y học hạt nhân đã đem lại nhiều lợi ích cho lâm sàng nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho các bệnh nhân trẻ em.

Ở Việt Nam hiện nay, nhiều bệnh viện tuyến Trung ương như Bệnh viện Chợ Rẫy (Thành phố Hồ Chí Minh), Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), Bệnh viện Quân đội 108 (Hà Nội)… đã có khoa Y học hạt nhân phát triển mạnh với nhiều thiết bị hiện đại như máy SPECT, SPECT-CT, PET-CT, máy gamma counter... và đã thực hiện những kỹ thuật định lượng miễn dịch phóng xạ, ghi hình, đem lại nhiều lợi ích trong y học trong lĩnh vực chẩn đoán, điều trị, và định lượng các nội tiết tố, nhất là trong ung thư.
 
(Theo TTXVN)

Các tin khác
Muỗi vằn mang vi khuẩn Wolbachia được thả ra ngoài môi trường.

Ngày 6/3, Dự án Hướng tới loại trừ sốt xuất huyết tại Việt Nam vừa tổ chức Lễ triển khai thả muỗi vằn mang vi khuẩn Wolbachia dự phòng lây truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue (sốt xuất huyết) tại xã Vĩnh Lương, thành phố Nha Trang.

Chủng vi khuẩn Staphylococcus epidermidis thường sống ký sinh trên da người, có thể ngăn chặn sự phát triển của một số dạng ung thư. Đó là kết quả nghiên cứu mới nhất vừa được công bố trên tạp chí Science Advances, Mỹ.

PGS. TS. BS. Trần Vân Khánh.

Giải thưởng Kovalevskaia 2017 được trao cho Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ (PGS.TS.BS) Trần Vân Khánh, Trưởng bộ môn Bệnh học phân tử, Trường Đại học Y Hà Nội và PGS.TS. Đinh Thị Bích Lân, giảng viên cao cấp, Viện Công nghệ sinh học, Trường Đại học Huế.

Bệnh nhân được áp dụng kỹ thuật chụp số hoá xoá nền trong phòng phẫu thuật với nhiều trang thiết bị hiện đại.

Ho ra máu là một thách thức đối với các bác sĩ chuyên khoa hô hấp khi điều trị cho bệnh nhân, vì đây là một cấp cứu nội khoa nghiêm trọng, có tỷ lệ tử vong cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục