Bệnh viện đầu tiên ở Việt Nam phẫu thuật cắt thận bằng robot
- Cập nhật: Thứ sáu, 29/6/2018 | 9:10:58 AM
Ngày 27/6, Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM cho biết vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật nội soi cắt thận từ người còn sống để ghép cho người bệnh với sự hỗ trợ của robot.
Các bác sĩ thực hiện ca phẫu thuật bằng robot.
|
Thông tin trên do PGS.TS.BS. Thái Minh Sâm, Trưởng Khoa Tiết niệu Bệnh viện cho biết, Bệnh viện Chợ Rẫy là cơ sở y tế đầu tiên trên cả nước thực hiện kỹ thuật này bằng robot.
Hai trường hợp được lấy thận bằng kỹ thuật robot là ông Dương Xuân T., sinh năm 1965, phẫu thuật ngày 16/5, cắt lấy thận để ghép cho một người bà con.
Bệnh nhân thứ hai là ông Nguyễn Văn T., sinh năm 1968, phẫu thuật ngày 20/6 vừa qua, cắt lấy thận để ghép cho con gái.
TTXVN dẫn lời Thái Minh Sâm cho biết, do đây là lần đầu tiên thực hiện bằng phẫu thuật robot nên các bác sĩ rất cẩn trọng, vì thế thời gian lấy thận lâu hơn thời gian phẫu thuật nội soi kinh điển. Các bác sĩ khẳng định trong thời gian tới sẽ rút ngắn thời gian lấy thận ngang bằng với phẫu thuật mổ nội soi trước đây.
Ưu điểm của việc mổ nội soi bằng robot là lượng máu bệnh nhân mất trong mỗi ca phẫu thuật ít hơn (trung bình là 50 ml), không phải truyền máu trong quá trình phẫu thuật, không có biến chứng, không phải chuyển sang mổ mở, thời gian nằm viện 2 ngày, ít hơn 5 ngày so với trước đây.
Ngoài ra, mổ nội soi bằng robot an toàn hơn, vết mổ nhỏ, tính thẩm mỹ cao, ít đau, bệnh nhân hồi phục nhanh, thời gian nằm viện ngắn hơn nhưng kết quả phẫu thuật tương đương với phẫu thuật nội soi kinh điển.
Với những ưu điểm này, trong tương lai, Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM sẽ tiếp tục thực hiện nhiều phẫu thuật cắt thận bằng robot.
Tuy nhiên, theo bác sĩ Thái Minh Sâm, hiện nay phẫu thuật bằng robot tại Việt Nam vẫn chưa được bảo hiểm y tế chi trả, trong khi chi phí của phẫu thuật robot cao, từ 90-120 triệu đồng/trường hợp.
Các tin khác
Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) vừa đề xuất Bộ Thông tin và Truyền thông cho tiến hành chuyển đổi thuê bao di động từ 11 số sang 10 số bắt đầu từ tháng 9 tới, thay vì từ ngày 15/9 theo quy định.
Trong vòng 1 tháng qua, Bệnh viện Trung ương Huế đã liên tục thực hiện thành công 2 ca ghép tim xuyên Việt.
Trường Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM ) vừa công bố mức thưởng gần 300 triệu đồng cho tiến sĩ, bác sĩ (TS.BS) Vương Thị Ngọc Lan - tác giả chính của bài báo về thụ tinh ống nghiệm gây xôn xao thế giới vào đầu năm 2018. Đây là mức thưởng được cho là xác lập kỷ lục thưởng cho một bài báo công bố quốc tế ở Việt Nam.
YBĐT - Vừa qua, đoàn thanh tra liên ngành do Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Sở Y tế và Phòng Quản lý Công nghệ và chuyên ngành Sở KH&CN tỉnh tiến hành thanh tra đối với 16 cơ sở có sử dụng thiết bị bức xạ (TBBX) và phương tiện đo (PTĐ) nhóm 2 trong hoạt động chẩn đoán, khám và điều trị bệnh.