Công bố nghiên cứu chuyển máu nhóm A, B thành nhóm O, có thể truyền cho bất kỳ ai

  • Cập nhật: Thứ năm, 23/8/2018 | 2:11:58 PM

YênBái - Một nhóm các nhà khoa học đã công bố nghiên cứu có thể giúp 2 người bất kỳ truyền máu cho nhau mà không cần quan tâm đến nhóm máu.

Con người có 4 nhóm máu là: A, B, AB và O. Trong đó, nhóm O được coi là nguồn máu quý nhất vì nó có thể truyền cho cả 3 nhóm máu còn lại.

Mặc dù 40% dân số thế giới có nhóm máu O, nguồn cung máu vẫn bị thiếu hụt, đặc biệt là trong các hoạt động cứu nạn lớn.

Nhưng mới đây, một nhóm các nhà khoa học tại Đại học British Columbia đã công bố một bước đột phá hứa hẹn sẽ giải quyết vấn đề này. Họ có thể khai thác vi khuẩn trong ruột người để chuyển máu thuộc các nhóm A, B thành máu nhóm O.

Về cơ bản, điều này sẽ giúp 2 người bất kỳ truyền được máu cho nhau mà không cần quan tâm đến nhóm máu của họ nữa.

Nghiên cứu vừa được công bố trong một hội nghị của Hiệp hội Hóa học Mỹ ngày hôm qua (22/8). Trong đó, Giáo sư Steve Withers đến từ Đại học British Columbia cho biết một enzyme của vi khuẩn đường ruột có thể chuyển đổi máu nhóm A, B thành máu nhóm O.

Quá trình chuyển đổi này có hiệu suất gấp 30 lần so với phương pháp trước đây, đồng thời vẫn đảm bảo mức chi phí thấp.

Công bố nghiên cứu chuyển máu nhóm A, B thành nhóm O, có thể truyền cho bất kỳ ai - Ảnh 1.
Quy tắc truyền máu cơ bản.

Các nhóm máu được đánh dấu bởi kháng nguyên gắn với nó. Máu nhóm A có kháng nguyên A, nhóm B có kháng nguyên B và nhóm AB có cả 2 kháng nguyên. Trong khi đó, máu nhóm O không có kháng nguyên nào.

Nguyên lý truyền máu là một người không thể nhận máu có kháng nguyên lạ vào cơ thể, bởi hệ thống miễn dịch sẽ tiêu diệt toàn bộ tế bào máu có kháng nguyên lạ, coi chúng như mầm bệnh.

Điều này có nghĩa là máu nhóm AB có cả 2 kháng nguyên sẽ nhận được tất cả các nhóm máu khác, nhưng không thể truyền lại cho bất kỳ nhóm máu nào ngoài AB. Ngược lại, nhóm máu O có thể truyền cho bất kể nhóm máu nào, nhưng chỉ có thể nhận lại từ người có nhóm máu O.

Lý tưởng nhất là chúng ta có thể loại bỏ tất cả các kháng nguyên gắn với tế bào máu, biến tất cả máu thành nhóm O để dự phòng. Điều này từng là mong muốn của các nhà khoa học trong nhiều thập kỷ.

Năm 1982, một nhóm các nhà nghiên cứu tìm thấy một một enzyme trong hạt cà phê có thể loại bỏ kháng nguyên B và biến máu nhóm B thành máu nhóm O. Thật không may, nó chỉ hoạt động trong các điều kiện kiểm soát nghiêm ngặt và tỏ ra không hiệu quả.

Năm 2017, một nhóm các nhà khoa học khác cũng có thể tạo ra máu nhóm O bằng cách đưa gen ung thư vào tiền tế bào hồng cầu. Tuy nhiên, có vẻ như ý tưởng này không an toàn một chút nào và chi phí cho kỹ thuật này cũng rất lớn.


"Các nhà khoa học khác đã theo đuổi ý tưởng chuyển đổi máu hiến tặng thành loại phổ biến nhất (nhóm O) trong một thời gian dài, nhưng họ vẫn chưa tìm thấy các enzyme có chọn lọc và hiệu quả, cũng như an toàn và có tính kinh tế", Giáo sư Withers cho biết.

Để tìm kiếm được các enzyme tiềm năng hơn, ông và nhóm của mình đã sử dụng một kỹ thuật gọi là metagenomic.

"Với metagenomic, bạn phải thu thập tất cả các sinh vật và trích xuất tất cả DNA của chúng trộn vào với nhau", giáo sư Withers giải thích. "Việc tạo ra một mạng lưới rộng cho phép chúng tôi lấy mẫu các gen của hàng triệu vi sinh vật mà không cần phải nuôi chúng hàng triệu lần riêng lẻ".

Sau đó, Giáo sư Withers tìm kiếm các gen mã hóa cho enzyme có thể tách các kháng nguyên A và B khỏi máu. Dò ngược lại một trong số các enzyme này, ông phát hiện nó có trong các vi khuẩn đường ruột của chúng ta.

Enzyme này có thể loại bỏ kháng nguyên A và B khỏi máu hiệu quả gấp 30 so với các báo cáo trước đây. Nó sẽ biến tất cả các nhóm máu A, B thành máu nhóm O. "Kỹ thuật này có thể phá bỏ biên giới của các nguồn cung máu hiện nay, vì máu nhóm O có thể được truyền cho bất kỳ ai", Giáo sư Withers nói.

Hiện nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục kiểm tra quá trình chuyển đổi máu trên cơ thể con người, để đảm bảo không có hậu quả ngoài ý muốn nào xảy ra. Họ cũng hướng đến thử nghiệm lâm sàng, trước khi có thể thoải mái truyền máu cho nhau mà không cần nghĩ ngợi, ít nhất là về sự tương hợp của các nhóm máu.
 
(Theo VTV)

Các tin khác
Mô hình nuôi lợn thương phẩm của hộ ông Tạ Ngọc Hà, thôn Yên Thắng, xã Tân Hương, huyện Yên Bình được thụ tinh từ lợn đực giống ngoại Pidu 75.

YBĐT - Trong năm 2016 và 2017, Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi (GCTVN) tỉnh Yên Bái đã triển khai thực hiện Dự án khoa học "Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sử dụng môi trường BioPig để pha loãng và bảo quản tinh dịch lợn đực giống ngoại trong nông hộ, phục vụ công tác phát triển đàn lợn lai chất lượng cao trên địa bàn huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái”.

Từ trước đến nay, việc đào tạo phi công ngay trong nước luôn được xem là một "bài toán khó”. Tuy nhiên, vào tháng 8-2018, Vietnam Airlines đã chính thức khai trương Tổ hợp thiết bị mô phỏng buồng lái của hãng (SIM), đồng nghĩa với việc Việt Nam sắp có những phi công đào tạo ngay trong nước.

Đoàn thanh tra liên ngành kiểm tra cột đo xăng dầu tại một cửa hàng trên địa bàn thành phố Yên Bái.

YBĐT - Trong 6 tháng đầu năm 2018, ngành đã tham mưu tổ chức 10 hội đồng tư vấn khoa học, tư vấn xác định các nhiệm vụ khoa học- công nghệ cấp tỉnh năm 2018; 13 hội đồng tư vấn tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ  khoa học- công nghệ trên các lĩnh vực.

Vào lúc này, Microsoft rõ ràng đang rất muốn khuyến khích các nhà phát triển ứng dụng và người dùng tập trung vào Windows 10, hệ điều hành mới nhất của mình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục