Phần mềm tính cước của Viettel đoạt giải vàng kinh doanh quốc tế

  • Cập nhật: Thứ ba, 23/10/2018 | 1:57:15 PM

Điểm đặc biệt nhất của hệ thống phần mềm tính cước thời gian thực của Viettel là khả năng thiết kế cho mỗi khách hàng một gói cước riêng, điều mà chưa một hệ thống nào trên thế giới làm được.

Đại diện Tập đoàn Viettel tham dự và nhận giải vàng của International Business Stevie Awards diễn ra ở London ngày 21-10.
Đại diện Tập đoàn Viettel tham dự và nhận giải vàng của International Business Stevie Awards diễn ra ở London ngày 21-10.

Tin từ Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel) cho biết, ngày 21-10, tại London (Vương quốc Anh), phần mềm tính cước thời gian thực của Viettel (vOCS 3.0) đã được Ban Tổ chức Giải thưởng Kinh doanh quốc tế - International Business Stevie Awards trao giải vàng ở hạng mục "Sản phẩm hoặc dịch vụ tốt nhất của năm”.

Phần mềm vOCS 3.0 của Viettel là sản phẩm công nghệ thông tin (CNTT) duy nhất của Việt Nam nhận được giải thưởng này trong năm cùng với Ooredoo (Qatar) với dịch vụ 5G tốc độ nhanh nhất thế giới, Singtel (Singapore) với hệ thống bán hàng tương tác tự động, Telkom (Indonesia) với ứng dụng trên điện thoại di động tự động định vị vị trí cho tàu hải quân... nhận giải thưởng này.

vOCS 3.0 của Viettel được ban giám khảo đánh giá cao về sự sáng tạo; tác động đến số người sử dụng lớn của các sản phẩm khi cá thể hóa cho từng khách hàng, phục vụ khách hàng một cách riêng biệt. Hiện tại, vOCS 3.0 của Viettel đã được đưa vào sử dụng tại 11 nước với 170 triệu thuê bao di động. vOCS 3.0 có dung lượng mỗi site có thể đáp ứng lên đến 100 triệu thuê bao. 

Điểm đặc biệt nhất mà vOCS 3.0 sở hữu là khả năng thiết kế cho mỗi khách hàng một gói cước, điều mà chưa một OCS nào trên thế giới làm được.

Đánh giá về việc Viettel giành giải thưởng lớn của Stevie Awards 2018, bà Clara, Giám đốc truyền thông khu vực châu Á của International Business Stevie Awards cho biết: Ban giám khảo đánh giá rất tích cực và tất cả cùng thống nhất cho giải vàng. vOCS 3.0 của Viettel cho thấy sự thấu đáo của những người nghiên cứu, xây dựng sản phẩm cũng như khả năng giải quyết 1 vấn đề lớn trong lĩnh vực viễn thông đó là sự e ngại, dè dặt của các nhà cung cấp dịch vụ dữ liệu (data) trong việc thống nhất/tích hợp gồm cả thoại, dữ liệu trên một hệ thống tính cước thời gian thực. Ban giám khảo mong muốn chứng kiến sự ra đời của một mô hình kinh doanh mới từ hệ thống tính cước thời gian thực rất ưu việt này.

Được biết, hệ thống tính cước thời gian thực (vOCS 3.0) của Tập đoàn Viettel hiện đã hoàn thiện hỗ trợ nền tảng công nghệ ảo hóa Cloud/NFV cho phiên bản 4.0. vOCS 4.0 sẽ hỗ trợ các tính năng mô hình mạng viễn thông ảo (MVNO - Mobile Virtual Network Operator), Network Slicing, sẵn sàng hỗ trợ tính cước cho các thuê bao IOT/5G. Khi phiên bản 4.0 hoàn thành, Việt Nam trở thành một trong những quốc gia sản xuất OCS hỗ trợ công nghệ tiến tiến ảo hoá, đây là xu hướng chung của thế giới. Công nghệ giúp vOCS 4.0 tiết kiệm chi phí, hỗ trợ điều hành trở nên dễ dàng hơn. 

Từ đó mở ra cơ hội kinh doanh trên toàn cầu. Viettel đã gửi bài thầu tới hơn 30 nhà mạng trên thế giới để xuất khẩu sản phẩm này ra thế giới.  Với phiên bản vOCS 4.0 sẽ lựa chọn tiếp cận thị trường châu Á đầu tiên như: Indonesia, Philippines, Pakistan… với chiến lược công nghệ mới nhất, khác biệt nhất và chăm sóc khách hàng tốt nhất.

International Business Stevie Awards là giải thưởng kinh doanh quốc tế được tổ chức thường niên từ năm 2003. Giải thưởng nhằm tôn vinh những thành tựu, đóng góp tích cực của doanh nghiệp, cá nhân trên toàn cầu đối với lợi ích cộng đồng, trong đó có lĩnh vực CNTT và viễn thông. International Business Stevie Awards 2018 đã thu hút hơn 3.900 đề cử từ tất cả các loại hình tổ chức/ doanh nghiệp trên 74 quốc gia.

(Theo SGGP)

Các tin khác
Bên trái là hạt nhựa Polyurethane, bên phải là bột bào tử.

Các nhà khoa học đã phát triển một loại "nhựa tự phân hủy", được kỳ vọng giúp giảm thiểu ô nhiễm nhựa.

Brokewell là phần mềm độc hại nguy hiểm nhắm vào người dùng Chrome

Trước khi nhấp vào liên kết xác nhận cài đặt bản cập nhật cho trình duyệt Chrome, người dùng Android hãy đảm bảo rằng liên kết đó không phải là giả mạo.

12 chiếc taxi bay EH216-S cùng cất cánh tại thành phố Hợp Phì, Trung Quốc.

Hai công ty hợp tác phát triển pin cho máy bay cất hạ cánh thẳng đứng chạy điện (eVTOL), chỉ mất vài phút để sạc từ 30% lên 80%.

Một tập đoàn các công ty ở Nhật Bản đã chế tạo thiết bị không dây 6G tốc độ cao đầu tiên trên thế giới.

Một tập đoàn gồm các công ty ở Nhật Bản đã chế tạo thiết bị không dây 6G tốc độ cao đầu tiên trên thế giới, có khả năng truyền dữ liệu với tốc độ chóng mặt 100 gigabit mỗi giây (Gbps) ở khoảng cách hơn 90 m - nhanh hơn tới 20 lần so với 5G.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục