Việt Nam chính thức làm chủ công nghệ mạng 5G

  • Cập nhật: Thứ bảy, 18/1/2020 | 9:05:37 AM

Sau 8 tháng kể từ ngày Viettel thực hiện cuộc gọi 5G đầu tiên bằng thiết bị nhập khẩu của đối tác vào tháng 5/2019, Việt Nam đã chính thức làm chủ công nghệ mạng 5G.

Thiếu tướng Lê Đăng Dũng, quyền Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Viettel giới thiệu với các đại biểu hệ thống thiết bị gNodeB 5G
Thiếu tướng Lê Đăng Dũng, quyền Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Viettel giới thiệu với các đại biểu hệ thống thiết bị gNodeB 5G

Ngày 17/01/2020, tại trụ sở Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh đã có buổi làm việc và kiểm tra công tác nghiên cứu, sản xuất thiết bị mạng 5G của Viettel.

Tại đây, hai Bộ trưởng thực hiện cuộc gọi video đầu tiên sử dụng đường truyền dẫn dữ liệu kết nối 5G trên thiết bị thu phát sóng gNodeB do Viettel nghiên cứu và sản xuất (gồm cả phần cứng và phần mềm).

Đội ngũ kỹ sư của Viettel đã phát triển hệ thống thiết bị gNodeB 5G trong 6 tháng (từ tháng 6 đến tháng 12/2019) với nền tảng kinh nghiệm từ quá trình tự nghiên cứu phát triển trạm thu phát sóng BTS cho 4G - eNodeB và quá trình nghiên cứu tiền khả thi 5G.

"Đến lúc này, tôi có niềm tin khá vững chắc tuyên bố của Thủ tướng trong kỳ họp quốc hội vừa rồi rằng 2020 Việt Nam sẽ thương mại hóa 5G bằng thiết bị Việt Nam. Hôm nay chúng ta có niềm tin đó. Với những gì Viettel đã làm được, dân tộc ta có thể tự hào rằng Việt Nam sánh bước với những quốc gia hàng đầu thế giới”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.

Hiện trên thế giới có 5 công ty đã sản xuất thành công các thiết bị mạng cho 5G gồm Ericsson, Nokia, Huawei, Samsung và ZTE. Viettel sẽ là nhà cung cấp thứ 6 sản xuất thiết bị này. Trong số các tên tuổi trên, chỉ duy nhất Viettel vừa là nhà khai thác viễn thông, vừa có khả năng sản xuất các thiết bị mạng, giúp đơn vị chủ động trong việc triển khai 5G cho mạng di động của mình và các dịch vụ gia tăng khác.

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh chia sẻ: "Chúng tôi rất vui khi Viettel là công ty thứ 6 trên thế giới có cơ hội bắt đầu thương mại hóa 5G, đi cùng với việc chính thức tiêu chuẩn hóa của ITU. Đây là cơ hội rất hiếm, tạo nền tảng R&D của Việt Nam phát triển tiếp”.

Viettel đặt mục tiêu đến tháng 6/2020 sẽ thương mại hóa 5G Microcell và sau đó 1 năm sẽ triển khai trên toàn mạng lưới, đồng thời xây dựng các sản phẩm dân sự, quân sự trên "Hệ sinh thái công nghệ 5G” phát triển và sản xuất tại Việt Nam.

(Theo dangcongsan.vn)

Các tin khác
Ảnh minh họa

Hàn Quốc là quốc gia tiên phong trên thế giới về triển khai mạng 5G ra toàn quốc.

Ngành Viễn thông Việt Nam đang đẩy nhanh tiến độ triển khai công nghệ 5G.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Chỉ thị số 01/CT-TTg về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.

Nguy cơ bị các loại mã độc mã hóa dữ liệu tống tiền ở Việt Nam vẫn đang rất cao

Tổng số lượt máy tính ở Việt Nam bị nhiễm các loại mã độc được ghi nhận trong năm 2019 lên tới 85,2 triệu lượt, tăng 3,5% so với năm 2018. Dự báo, trong 2020, các thiết bị IoT như: Router, Wi-Fi, Camera giám sát, thiết bị đầu cuối,… sẽ là điểm nóng về an ninh mạng khi các thiết bị này ngày càng trở nên phổ biến và kết nối rộng.

Mẫu máy tính 5G của Lenovo.

Lenovo cho biết PC mới, mang tên "Yoga 5G," là một siêu máy tính xách tay 2 trong 1, kết nối mạng di dộng siêu tốc 5G, tăng tốc độ tải dữ liệu nhanh gấp 10 lần so với mạng 4G.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục