Thuốc điều trị căn bệnh COVID-19 đang được thử nghiệm lâm sàng trên người có tên gọi là Remdesivir.
|
|
Đại học của Trung tâm Y tế Nebraska là nơi đang điều trị cho 12 bệnh nhân COVID-19 do bị nhiễm virus Corona mới. Đây chính là những người đã được đưa về từ du thuyền Diamond Princess ở Nhật. Một trong số những bệnh nhân này đang được thử nghiệm thuốc điều trị COVID-19.
Thuốc có tên gọi là Remdesivir. Đây không phải là vaccine phòng mà thuốc chữa bệnh là loại thuốc kháng virus có thể chữa được nhiều bệnh. Thông qua các nghiên cứu lâm sàng và trên động vật, thuốc Remdesivir từng được dùng để điều trị cho bệnh nhân Ebola, được đánh giá là tiềm năng trong điều trị Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) và Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) cũng do các chủng của virus Corona gây ra.
"Loại thuốc này đã được thử nghiệm với một loạt virus chúng ta đã gặp trước đây. Chúng dường như có tác dụng. Thuốc cũng đã được thử nghiệm và chứng minh hiệu quả trên động vật đối với COVID-19. Nhưng chúng ta chưa biết liệu thuốc có phát huy hiệu quả như thế trên người hay không. Đó là lý do tại sao chúng ta đang phải tiến hành cuộc thử nghiệm" - Tiến sĩ Andre Kalil, Phụ trách thử nghiệm thuốc chữa COVID-19 cho biết.
Cho tới thời điểm hiện tại, vẫn chưa có loại vaccine hay thuốc nào được chứng minh có thể phòng ngừa hay điều trị hiệu quả với COVID-19. Trong khi đó, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phát biểu rằng Remdesivir mới được đưa vào thử nghiệm là loại thuốc "có nhiều triển vọng nhất". Remdesivir từng được dùng khẩn cấp cho một bệnh nhân COVID-19 và người này đã phục hồi phục nhanh chóng. Song giới chuyên gia cho rằng cần phải thử nghiệm có kiểm soát nghiêm ngặt trước khi phê duyệt thuốc.
Việc điều trị thử nghiệm thuốc chữa COVID-19 đang tiến hành tại Đại học của Trung tâm y tế Nebraska có thể sẽ được thử nghiệm tại 50 cơ sở y tế khác nhau trên thế giới, với sự tham gia của 400 bệnh nhân COVID-19.
(Theo VTV)
Lần đầu tiên trong lịch sử, các nhà nghiên cứu Mỹ đã sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển một loại kháng sinh mới cực mạnh có khả năng tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn kháng thuốc.
Sáng 24.2, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tổ chức cuộc họp công bố thực hiện thành công ca ghép chi thể đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á, đồng thời là ca ghép chi thể đầu tiên trên thế giới lấy từ người cho sống.
Theo các nhà nghiên cứu Pháp, nữ bệnh nhân người Pháp, 34 tuổi, đã hạ sinh một bé trai sau khi trải qua quá trình hóa trị để chữa ung thư vú.
Các nhà khoa học đã thu được hàng trăm nghìn hình ảnh từ một mẫu virus parainfluenza 5 enzym, gây bệnh khó thở ở người và sau đó sử dụng các thuật toán máy tính để tái dựng lại hình ảnh 3D.