Ấn Độ cấm 43 ứng dụng trên smartphone

  • Cập nhật: Thứ năm, 26/11/2020 | 2:06:24 PM

Ấn Độ ngày 25-11 đã cấm 43 ứng dụng dành cho thiết bị di động thông minh (smartphone), bao gồm cả ứng dụng thương mại điện tử Aliexpress của Alibaba (Trung Quốc). Đây được xem là đợt trừng phạt mới nhắm vào Trung Quốc trong khi căng thẳng kéo dài nhiều tháng ở biên giới hai nước.

Ứng dụng AliExpress của Alibaba bị cấm ở Ấn Độ.
Ứng dụng AliExpress của Alibaba bị cấm ở Ấn Độ.

Theo Reuters, Bộ Công nghệ Ấn Độ cho biết, 43 ứng dụng chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc, bao gồm một số ứng dụng hẹn hò, vì đe dọa "chủ quyền và tính toàn vẹn của Ấn Độ”. 

Ấn Độ trước đây đã cấm hơn 170 ứng dụng, cho rằng chúng thu thập và chia sẻ dữ liệu của người dùng và có thể gây ra mối đe dọa đối với nhà nước. Đại sứ quán Trung Quốc tại Ấn Độ "kiên quyết” phản đối lệnh cấm.  

Động thái này là một bước lùi đối với gã khổng lồ Trung Quốc Alibaba, nhà đầu tư lớn nhất vào công ty công nghệ hàng đầu Ấn Độ Paytm và đứng sau cửa hàng tạp hóa trực tuyến BigBasket.

(Theo SGGP)

Các tin khác
Mô hình trồng thử nghiệm giống cam BH tại xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn.

Nhằm đẩy mạnh việc thực hiện có hiệu quả Đề án “Phát triển vùng cây ăn quả có múi gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp” áp dụng đồng bộ các biện pháp tiến bộ khoa học - kỹ thuật, đưa giống mới vào sản xuất để đa dạng cơ cấu giống, thời vụ, mở rộng diện tích canh tác áp dụng theo tiêu chuẩn VietGAP, năm 2017, Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái đã đề xuất Đề tài “Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phát triển giống cam BH tại tỉnh Yên Bái”.

Một mô hình chăn nuôi gà thả vườn an toàn sinh học tại xã Xuân Long, huyện Yên Bình.

Nhận thức tầm quan trọng của việc chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) vào sản xuất, với vai trò là cầu nối giúp người dân tiếp cận với tiến bộ khoa học - kỹ thuật, áp dụng vào sản xuất tạo nên giá trị sản phẩm có năng suất chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường, giải quyết việc làm, tăng thu nhập...

Ngày 24/11, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến cấp cao về thành phố thông minh năm 2020 tại 27 điểm cầu các tỉnh, thành phố trên toàn quốc.

Zalo của tập đoàn VNG đang là cái tên nổi bật nhất khi nhắc tới các mạng xã hội Việt Nam.

Với sự ra đời của hàng loạt mạng xã hội, Việt Nam đang là một trong số ít các quốc gia trên thế giới có sản phẩm nội đủ sức cạnh tranh sòng phẳng với các nền tảng xuyên biên giới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục