Theo kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature ngày 17/3, lần đầu tiên các nhà khoa học đã sử dụng tế bào từ người để tạo ra một mô hình tương tự như phôi nang.
|
Phôi nang được tạo ra từ tế bào người
|
Đây là phát hiện mang tính đột phá, giúp làm sáng tỏ những bất thường trong giai đoạn đầu phát triển của thai nhi cũng như hỗ trợ các nghiên cứu về nguyên nhân vô sinh và dị tật bẩm sinh.
Hai nhóm nhà khoa học, gồm một nhóm do ông Jun Wu thuộc Trung tâm y khoa khu vực Tây Nam của Đại học Texas (Mỹ) dẫn đầu và một nhóm do Giáo sư Jose Polo của Đại học Monash (Australia) làm trưởng nhóm, đã tiến hành 2 công trình riêng rẽ nhằm tạo ra phôi nang (được hình thành khoảng 5 ngày sau khi tinh trùng kết hợp với trứng nhưng trước khi bám vào thành tử cung và phát triển thành phôi thai).
Nhóm của ông Jun Wu sử dụng 2 loại tế bào gốc gồm một số tế bào từ phôi thai người và một số tế bào gốc đa tiềm năng cảm ứng được tạo ra từ các tế bào trưởng thành.
Trong khi đó, nhóm của ông Polo sử dụng các tế bào da ở người trưởng thành để phát triển phôi nang. Tuy nhiên, cả 2 công trình này đều cho kết quả như nhau: Các tế bào bắt đầu tự tổ chức thành phôi nang với một số thành phần quan trọng được tìm thấy trong phôi nang người.
Cả 2 nhóm nghiên cứu đều nhấn mạnh cấu trúc họ tạo ra không giống với các phôi thai tự nhiên và chưa rõ liệu cấu trúc này có thể phát triển thành các phôi thai người có thể tồn tại trong cơ thể được hay không.
Nhóm nghiên cứu của ông Jun Wu đã ngừng phát triển mô hình trên 4 ngày sau khi nuôi cấy do liên quan đến chuẩn mực đạo đức khoa học. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu này đóng góp đáng kể cho giới khoa học. Đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu có thể tạo ra phôi nang từ các tế bào của con người.
Trước đó, các nhà khoa học chỉ tạo ra các mô hình tương tự từ tế bào của chuột trong phòng thí nghiệm.
Một số ý kiến nhận định những nghiên cứu về phôi nang người nói trên có thể được xem là một bước tiến tới phát triển phôi thai người. Trong khi đó, có những ý kiến khác cho rằng các công trình khoa học này sẽ trở thành chủ đề thảo luận công khai bởi chúng đặt ra những vấn đề đạo đức và xã hội liên quan.
(Theo chinhphu.vn)
Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) và Cục Trẻ em (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) đề nghị TikTok siết chặt hơn khâu kiểm duyệt nội dung không phù hợp với trẻ em.
Song song với việc hoàn thiện kế hoạch chuyển đổi số đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030, Hà Nội sẽ tiếp tục triển khai đầu tư hạ tầng, dữ liệu và các ứng dụng thông minh để phục vụ mục tiêu phấn đấu thuộc nhóm 5 địa phương dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số.
Một thẩm phán Mỹ ngày 12/3 đã ra lệnh tạm thời đưa hãng sản xuất điện thoại smartphone nổi tiếng Xiaomi của Trung Quốc ra khỏi "danh sách đen" của chính phủ về cấm đầu tư của Mỹ vào công ty này.
Các công ty mà Mỹ đưa vào "danh sách đen" gồm Tập đoàn công nghệ Huawei, Tập đoàn ZTE, Tập đoàn Viễn thông Hytera, Công ty Công nghệ số Hangzhou Hikvision và Công ty Công nghệ Dahua.