Phòng bệnh cho cá trong giai đoạn chuyển mùa

  • Cập nhật: Thứ ba, 4/5/2021 | 1:56:57 PM

YênBái - Với trên 32.000 ha mặt nước, Yên Bái có nhiều tiềm năng phát triển nuôi trồng và khai thác thủy sản. Tuy nhiên, trong giai đoạn chuyển mùa, dịch bệnh hay xảy ra trên đàn cá nuôi. Vì vậy, việc phát hiện, chẩn đoán bệnh và chữa trị kịp thời là việc làm quan trọng, đòi hỏi người nuôi phải có kiến thức kỹ thuật và kinh nghiệm thực tế.

Dùng vôi bột hòa với nước tạt đều xuống ao định kỳ 2 lần/tháng để khử trùng và mầm bệnh trong ao với liều lượng từ 1 - 2kg/100m2. (Ảnh: T.L)
Dùng vôi bột hòa với nước tạt đều xuống ao định kỳ 2 lần/tháng để khử trùng và mầm bệnh trong ao với liều lượng từ 1 - 2kg/100m2. (Ảnh: T.L)

Lấy phương châm "Phòng bệnh là chính, chữa bệnh khi cần thiết”, người nuôi trồng thủy sản phải thực hiện tốt một số biện pháp phòng bệnh tổng hợp sau:

Thứ nhất, biện pháp quản lý môi trường và kỹ thuật nuôi:

Cần thực hiện đúng quy trình kỹ thuật: sau mỗi vụ nuôi (1 - 2 năm) cần tháo cạn nước ao, vét bớt lớp bùn đáy chỉ để lại lớp bùn dầy 15 - 20cm, dọn sạch cỏ rác, tu sửa hệ thống cống cấp và thoát nước, bón vôi tẩy trùng ao với lượng 7 - 10kg vôi/100 m2 ao  (tùy pH của ao có thể tăng hay giảm lượng vôi để đảm bảo pH: 7 - 8); phơi đáy ao 3 - 5 ngày tùy điều kiện môi trường đến khi đáy ao rạn vết chân chim, nhằm diệt mầm bệnh, kiềm hóa môi trường và diệt tạp.

Nước ao nuôi cá phải lấy từ nguồn nước sạch, không bị nhiễm bẩn (từ chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp…); lấy nước vào ao phải lấy 2 lần: lần thứ nhất 30 -40 cm, ngâm ao đến khi nước có màu xanh lá chuối non hoặc màu xanh vỏ đỗ (thường 7 - 10 ngày) tiến hành lấy nước lần 2 sao cho đạt mức tiêu chuẩn 1,2 - 1,5m.

Cá giống phải được mua ở những cơ sở tin cậy như: Trại giống Thủy sản Yên Bình, Trại giống Thủy sản Nghĩa Lộ thuộc Trung tâm Giống cây trồng - Vật nuôi tỉnh. Cá giống đảm bảo khỏe mạnh, có màu sắc tươi sáng, không bị xây xát, không dị hình, không bệnh. Mật độ nuôi vừa phải (2-3 con/m2 ao), tỷ lệ ghép thích hợp để tận dụng hết nguồn thức ăn trong ao và tránh cho thức ăn dư thừa gây ô nhiễm môi trường nuôi.

Ngoài ra, trong quá trình nuôi, tránh gây xáo trộn trong đời sống cá (gây sốc) như: không nên thay đổi đột ngột các yếu tố môi trường (nhiệt độ, oxy hòa tan, pH…), tránh xây xát cá trong quá trình đánh bắt, sang ao, lọc cá. Khi bị sốc, sức đề kháng của cá sẽ giảm và cá trở nên yếu hơn, sẽ dễ bị các sinh vật gây bệnh tấn công.

Thứ hai, biện pháp sinh học: 

Là biện pháp tăng cường sức đề kháng của cơ thể cá, khi đó cá có khả năng chống lại các yếu tố gây bệnh từ bên ngoài môi trường. Cho cá ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là giai đoạn cá còn nhỏ. Cho cá ăn theo phương pháp "4 định":

+ Định chất lượng thức ăn: thức ăn dùng cho cá ăn phải tươi, sạch sẽ không bị mốc, ôi thối, không có mầm bệnh và độc tố. Thành phần dinh dưỡng thích hợp đối với yêu cầu phát triển cơ thể cá trong các giai đoạn.

+ Định số lượng thức ăn: dựa vào trọng lượng cá nuôi để tính lượng thức ăn, thường sau khi cho ăn từ 3-4h cá ăn hết là lượng vừa phải. Cá ăn thừa nên vớt bỏ đi để tránh hiện tượng thức ăn phân hủy làm ô nhiễm môi trường sống.

+ Định vị trí cho ăn: muốn cho cá ăn một nơi cố định cần tập cho cá có thói quen đến ăn tập trung tại một điểm nhất định. Cho cá ăn theo vị trí vừa tránh lãng phí thức ăn lại quan sát các hoạt động bắt mồi và trạng thái sinh lý sinh thái của cơ thể cá. Ngoài ra để phòng bệnh cho cá trước vào các thời gian dễ phát sinh bệnh có thể treo túi thuốc ở nơi cá đến ăn để khử trùng môi trường nước và tiêu diệt nguồn gốc gây bệnh.

+ Định thời gian cho ăn: hàng ngày cho cá ăn 2 lần (sáng 7-8h, chiều 16-17h).

Thứ ba: Biện pháp dùng thuốc và hóa chất để phòng bệnh:      
  
Tác nhân gây bệnh có thể theo dụng cụ lây lan bệnh từ ao cá bị bệnh sang ao cá khỏe. Vì vậy, dụng cụ của nghề nuôi trồng thủy sản nên dùng riêng biệt từng ao. Nếu thiếu thì sau khi sử dụng xong phải có biện pháp khử trùng trước khi sử dụng cho ao khác. Dụng cụ đánh bắt bằng gỗ, quần áo khi lội ao phải dùng dung dịch TCCA 20g/m3, thuốc tím KMnO4 10-12 g/m3 để ngâm ít nhất 1 giờ và rửa sạch mới dùng. 

Đầu mùa dịch bệnh hoặc cá chớm bệnh có thể dùng phương pháp treo túi thuốc trong ao để phòng bệnh cho cá. Cá giống mua về cần phải được khử trùng bằng dung dịch muối ăn với nồng độ 2 - 3% trong thời gian 5 - 10 phút trước khi thả xuống ao nuôi. Xác cá bệnh và nước thải từ bể cá bệnh cần được xử lý bằng chlorine trước khi thải ra môi trường ngoài để tránh mầm bệnh lây lan cho những vụ nuôi kế tiếp và các ao nuôi lân cận. 

Thực hiện tốt chế độ cho cá ăn thuốc phòng bằng thuốc Tiên Đắc I của Trung Quốc với lượng 10g thuốc/50kg cá/ ngày, cho ăn 3 ngày liên tục và cứ 3 tháng cho ăn 1 lần. Cần bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất tăng cường sức đề kháng cho cơ thể cá.     

Cách dùng: nấu chín cám lên, đổ cám ra tàu lá chuối hoặc ra nong, nia cho cám nguội, tiến hành trộn đúng liều lượng thuốc vào rồi nắm thành từng nắm cho cá ăn. Có thể cho thức ăn vào sàn ăn để theo dõi cá có ăn hết không nhằm điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.

* Chú ý: Khi cho cá ăn thuốc phòng phải ngừng cho cá ăn trước 1 ngày.

Trên đây, là một số biện pháp kỹ thuật phòng bệnh tổng hợp cho cá nuôi trong giai đoạn chuyển mùa. Người nuôi trồng thủy sản lưu ý áp dụng để đạt hiệu quả cao.
  
Nguyễn Thị Xuân (Trung tâm Khuyến nông tỉnh Yên Bái)

Tags Yên Bái phòng bệnh cho cá phát triển nuôi trồng khai thác thủy sản hồ Thác Bà cá lồng

Các tin khác
5 nhà khoa học Việt được vinh danh trong danh sách 100 nhà khoa học châu Á.

Việt Nam vinh dự có 5 nhà khoa học lọt top 100 nhà khoa học xuất sắc nhất châu Á.

Máy chuyển đổi oxy được đưa lên Sao Hỏa chỉ có kích thước bằng máy nướng bánh. Ảnh: Reuters

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 21/4 thông báo đã chuyển đổi CO2 từ bầu khí quyển Sao Hỏa thành oxy nguyên chất để giúp con người thở được.

Toàn cảnh buổi lễ ra mắt phần mềm ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong nội soi đại tràng.

Ngày 21-4, Viện Nghiên cứu và đào tạo tiêu hóa, gan mật chính thức ra mắt phần mềm ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong nội soi đại tràng. Đây là ứng dụng điện thoại trên nền tảng Android và iOS đầu tiên tại Việt Nam hỗ trợ "làm sạch đại tràng", giúp phát hiện sớm ung thư đại tràng, tránh bỏ sót dấu hiệu ban đầu của bệnh.

Ảnh minh họa

Theo Cục Viễn thông, 128.970 thuê bao phát tán cuộc gọi rác đã bị chặn sau khi nhà mạng mạnh tay xử lý rác viễn thông từ tháng 7/2020.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục