AAG tiếp tục gặp sự cố trong khi tuyến cáp AAE-1 vẫn chưa khắc phục xong

  • Cập nhật: Thứ ba, 26/10/2021 | 7:43:06 AM

Tuyến cáp biển AAG vừa tiếp tục gặp sự cố trên nhánh cáp S1I kết nối từ Việt Nam đi HongKong (Trung Quốc), gây ảnh hưởng nhất định đến chất lượng dịch vụ Internet quốc tế.

Cáp AAG tiếp tục gặp sự cố lần thứ 3 trong năm 2021.
Cáp AAG tiếp tục gặp sự cố lần thứ 3 trong năm 2021.

Theo các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tại Việt Nam, đêm 22/10, tuyến cáp quang biển quốc tế Asia America Gateway (AAG) một lần nữa gặp sự cố. Đây là lần thứ 3 tuyến cáp này gặp sự cố trong năm 2021.

Tuyến cáp biển bị lỗi trên nhánh cáp S1I, kết nối Internet từ Việt Nam đi Hong Kong (Trung Quốc). Nguyên nhân được xác định là do đứt đoạn cáp trên nhánh này. Đến hiện tại, đối tác quốc tế chưa có thông báo với các nhà mạng tại Việt Nam có sử dụng tuyến cáp AAG về kế hoạch sửa chữa, khắc phục sự cố mới xảy ra.

Sự cố này xảy ra trên tuyến cáp biển AAG chỉ cách thời điểm tuyến cáp biển sửa xong lỗi cũ trên nhánh S1B kết nối từ Hong Kong đi Singapore, khôi phục hoàn toàn dung lượng trên tuyến mới có 12 ngày.

Hiện tại, bên cạnh AAG vừa gặp sự cố mới, tuyến cáp biển Asia Africa Europe 1 (AAE-1) cũng đang gặp lỗi. Theo kế hoạch, dự kiến 2 lỗi trên nhánh cáp S1H của tuyến cáp biển AAE-1 sẽ được sửa trong thời gian từ 2 - 6/11 tới.

Cho đến nay, theo đánh giá của các chuyên gia, dù thường xuyên gặp sự cố song lưu lượng AAG vẫn được nhiều nhà mạng trong nước sử dụng với tỷ lệ lớn. Đây cũng là lý do khiến cho mỗi khi tuyến cáp gặp sự cố, nó vẫn gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng các dịch vụ quốc tế cung cấp cho người dùng của nhà mạng, nhất là trong những ngày đầu.

(Theo VOV)

Các tin khác
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) tiếp tục đứng đầu trong các nhà khoa học Việt Nam.

Theo bảng xếp hạng vừa được công bố ngày 20/10/2021, có 28 nhà khoa học người Việt đang công tác tại Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng top 100.000 nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới trong năm 2021. Trong đó, Giáo sư, tiến sĩ khoa học Nguyễn Đình Đức, Đại học Quốc gia Hà Nội - người con của quê hương Yên Bái tiếp tục đứng đầu trong các nhà khoa học Việt Nam, xếp hạng 5949 thế giới (và đứng thứ 96 thế giới trong lĩnh vực Engineering).

Loài sâu bướm với hình dáng như khủng long bạo chúa phiên bản tí hon (ảnh: Daily Mail)

Sinh vật kỳ dị với bề ngoài giống khủng long bạo chúa bị nhiều người cho là sản phẩm của công cụ chỉnh sửa ảnh. Tuy nhiên, nó thực sự tồn tại.

Nhiều chuỗi bán lẻ đồng loạt mở bán iPhone 13 chính hãng. (Ảnh minh họa)

iPhone 13 đã được tung ra thị trường Hà Nội từ ngày 22/10, nhiều đơn vị tranh thủ mở bán và giao hàng ngay trong đêm.

Nhóm tác giả thực hiện lọc nước bằng nguyên liệu từ tái sử dụng bã quế.

Để chưng cất ra 300 tấn tinh dầu quế cần khoảng 50.000 tấn cành lá quế, sau đó bã thải ra khoảng 35.000 đến 40.000 tấn, trong đó có 57,2% sử dụng làm chất đốt còn 42,8% phải tiêu hủy, gây ô nhiễm môi trường. Với một sản lượng lớn bã quế thải ra môi trường, nhiều giải pháp tái sử dụng bã quế đã được nghiên cứu và đưa ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục