Lần đầu tiên xây dựng báo cáo hiện trạng bụi mịn PM2.5 tại Việt Nam

  • Cập nhật: Thứ tư, 1/12/2021 | 7:38:43 AM

Dữ liệu tổng hợp và phân tích từ trạm tiêu chuẩn, thiết bị cảm biến tới dữ liệu vệ tinh, bức tranh ô nhiễm không khí do bụi PM2.5 được nhìn nhận đầy đủ hơn.

Nồng độ bụi mịn ở Hà Nội cao hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn Việt Nam và thế giới
Nồng độ bụi mịn ở Hà Nội cao hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn Việt Nam và thế giới

Lần đầu tiên, Báo cáo Hiện trạng bụi mịn PM2.5 ở Việt Nam giai đoạn 2019 - 2020 sử dụng dữ liệu đa nguồn do các nhà khoa học của Trường Đại học Công nghệ, Đại Học Quốc gia Hà Nội, Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh, Viện Công nghệ châu Á Thái Lan phối hợp với Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng vừa được hoàn thành.

Từ dữ liệu tổng hợp và phân tích từ trạm tiêu chuẩn, thiết bị cảm biến tới dữ liệu vệ tinh, bức tranh ô nhiễm không khí do bụi PM2.5 ở 63 tỉnh thành được nhìn nhận một cách đầy đủ hơn. Cụ thể là bản đồ phân bố nồng độ bụi PM2.5, số liệu lượng bụi PM2.5 thu thập từ trạm quan trắc tiêu chuẩn và trạm cảm biến. Số liệu về nồng độ bụi trên phạm vi toàn quốc và theo từng tỉnh (không gian) và diễn biến nồng độ bụi theo từng tháng và từng năm.

Các chất gây ô nhiễm không khí bao gồm bụi và các chất ô nhiễm dạng khí. Trong đó PM2.5 là bụi có đường kính khí động học 2,5 µm (tương đương bằng 1/30 đường kính sợi tóc) được xem là kẻ giết người thầm lặng nguy hiểm nhất hiện nay. Chỉ số chất lượng không khí (AQI) của Việt Nam chủ yếu được quyết định bởi nồng độ bụi PM2.5.
(Theo VTV)

Các tin khác
“Xenobot bố mẹ” hình chữ C thu thập và nén các tế bào gốc lỏng lẻo lại với nhau thành từng cụm để chúng có thể dần dần trưởng thành. Khi những cụm này phát triển, các tác giả gọi chúng là con của xenobots.

Các nhà khoa học Mỹ vừa tạo ra những robot sống đầu tiên, được gọi là xenobots, có thể sinh sản theo cách chưa từng thấy ở động vật và thực vật.

Keshav và Anjali Kumar, hai chị em ruột sống tại bang Jharkhand của Ấn Độ đã mắc phải hai chứng bệnh hiếm gặp là Cutis Laxa và Progeria, khiến ngoại hình của họ trông già hơn cả bố mẹ mình.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm Malaysia Ahmad Hamzah cho biết, giống lúa biến đổi gene IS-21 đã được Bộ Khoa học, công nghệ và đổi mới (MOSTI) phát triển thành công nhờ sử dụng công nghệ hạt nhân.

Nụ cười hạnh phúc nở trên môi người đàn ông sau nhiều năm buồn bã vì khiếm khuyết cơ thể. Rất khó để nhận ra mắt trái của anh là mắt giả.

Cuộc phẫu thuật hôm 25-11 đã giúp người đàn ông 47 tuổi ở Anh có được con mắt như mong muốn. Anh cũng trở thành người đầu tiên trên thế giới được lắp mắt giả tạo ra từ công nghệ in 3D.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục