Lần đầu tiên Việt Nam thực hiện thành công kỹ thuật tạo nhịp tim từ bó His trái

  • Cập nhật: Thứ tư, 1/12/2021 | 4:37:07 PM

Đây là kỹ thuật mới, tiên tiến giúp cho quả tim tự phát nhịp được từ các bộ phận. Các thành phần của quả tim hoàn toàn tự nhiên, khắc phục được tình trạng suy tim sau này.

Ê-kíp phẫu thuật của Bệnh viện Thống Nhất thực hiện ca phẫu thuật tạo nhịp tim từ bó His trái
Ê-kíp phẫu thuật của Bệnh viện Thống Nhất thực hiện ca phẫu thuật tạo nhịp tim từ bó His trái

Ngày 1/12, Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM) thông tin, ca phẫu thuật đầu tiên ứng dụng kỹ thuật tạo nhịp tim từ bó His trái đã thành công.

Theo đó, bệnh nhân là bà Đ.T.P., 63 tuổi, ngụ ở huyện Hóc Môn. Bệnh nhân nhập viện được chẩn đoán tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, bệnh tim thiếu máu cục bộ.

Sau đó, bệnh nhân điều trị tại khoa Nhịp tim, Bệnh viện Thống Nhất và được bác sĩ chỉ định thực hiện các xét nghiệm huyết học, sinh hóa, siêu âm, điện tim đồng thời đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn.

Ngày 18/11, bệnh nhân được phẫu thuật ứng dụng kỹ thuật tạo nhịp tim từ bó His trái.

Đây là kỹ thuật lần đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam, do TS.BS Trương Quang Khanh, Trưởng khoa Nhịp tim của Bệnh viện Thống Nhất nghiên cứu và thực hiện thành công.

Phương pháp này đem lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân nhịp tim như: Tạo nhịp đồng bộ cơ tim, không gây suy tim về sau. Đồng thời hiệu quả cao, thời gian can thiệp nhanh hơn, đỡ tốn kém, người bệnh nhanh chóng hồi phục.

TS.BS Trương Quang Khanh cho biết, nhịp tim bình thường được tạo ra bởi nút xoang. Khi nút xoang bị suy hoặc nhịp của nút xoang không tới được các buồng tim để khởi động sự co bóp thì cần được chỉ định cấy máy tạo nhịp tim.

Tuy nhiên, sau 5-10 năm đặt máy bệnh nhân dễ bị biến chứng suy tim mà không có phương án nào cải thiện tốt hơn.

Với những bất cập trên, TS.BS Trương Quang Khanh đã áp dụng kỹ thuật của thế giới thực hiện được việc tạo nhịp từ nhánh bó His trái.

Đây là kỹ thuật mới, tiên tiến giúp cho quả tim tự phát nhịp được từ các bộ phận, các thành phần của quả tim hoàn toàn tự nhiên, khắc phục được tình trạng suy tim sau này. Tuy nhiên, đây cũng là một kỹ thuật rất khó.

Tại Việt Nam, số liệu thống kê cho thấy số lượng bệnh nhân mắc các bệnh về tim mạch là rất lớn trong đó bao gồm các bệnh lý liên quan đến nhịp tim.

Hiện nay trên thế giới, một số bệnh viện tại các nước có nền y học phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… đang triển khai thực hiện kỹ thuật nhịp tim từ bó His trái này.

Tại Việt Nam, đây là ca đầu tiên thực hiện kỹ thuật này. Việc áp dụng thành công phương pháp tạo nhịp tim từ bó his trái của TS.BS Trương Quang Khanh và các cộng sự tại Bệnh viện Thống Nhất đã ghi một bước tiến mới, góp phần nâng cao trình độ chuyên ngành tim mạch Việt Nam và mang lại hiệu quả điều trị ngày càng cao cho bệnh nhân.

(Theo SKĐS)

Các tin khác
Nồng độ bụi mịn ở Hà Nội cao hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn Việt Nam và thế giới

Dữ liệu tổng hợp và phân tích từ trạm tiêu chuẩn, thiết bị cảm biến tới dữ liệu vệ tinh, bức tranh ô nhiễm không khí do bụi PM2.5 được nhìn nhận đầy đủ hơn.

“Xenobot bố mẹ” hình chữ C thu thập và nén các tế bào gốc lỏng lẻo lại với nhau thành từng cụm để chúng có thể dần dần trưởng thành. Khi những cụm này phát triển, các tác giả gọi chúng là con của xenobots.

Các nhà khoa học Mỹ vừa tạo ra những robot sống đầu tiên, được gọi là xenobots, có thể sinh sản theo cách chưa từng thấy ở động vật và thực vật.

Keshav và Anjali Kumar, hai chị em ruột sống tại bang Jharkhand của Ấn Độ đã mắc phải hai chứng bệnh hiếm gặp là Cutis Laxa và Progeria, khiến ngoại hình của họ trông già hơn cả bố mẹ mình.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm Malaysia Ahmad Hamzah cho biết, giống lúa biến đổi gene IS-21 đã được Bộ Khoa học, công nghệ và đổi mới (MOSTI) phát triển thành công nhờ sử dụng công nghệ hạt nhân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục