Liên quan đến vụ việc khoảng 9 nhân viên Bộ Ngoại giao Mỹ đang dùng thiết bị iPhone đã bị một nhóm không rõ danh tính tấn công bằng phần mềm theo dõi của hãng NSO tại Israel sản xuất, quốc gia Trung Đông này đã tiến hành siết chặt việc mua và sử dụng công nghệ an ninh.
|
|
Trước đó, hãng tin Reuters đưa tin, có ít nhất 4 nhân viên ngoại giao của Mỹ hiện đang làm việc tại Uganda hoặc có liên quan đến đất nước Đông Phi này nhận được các cuộc tấn công liên tiếp trong vài tháng qua. Nhóm tin tặc được cho là đã sử dụng phần mềm phần mềm Pegasus của NSO để xâm nhập bất hợp pháp vào thiết bị iPhone của các nhân viên ngoại giao Mỹ.
Cụ thể, phần mềm Pegasus của NSO không chỉ có khả năng ghi lại các tin nhắn được mã hóa, ảnh và các thông tin nhạy cảm khác của chiếc điện thoại bị nhiễm virus mà còn biến chúng thành thiết bị ghi âm để theo dõi môi trường xung quanh.
Trước sức ép của dư luận cũng như những bê bối không thể phủ nhận liên quan đến phần mềm Pegasus của NSO, ngày 6/12, Israel đã công bố bản hướng dẫn nghiêm ngặt hơn về việc mua và sử dụng các công nghệ an ninh mạng của nước này.
Theo bản hướng dẫn cập nhật được Bộ Quốc phòng Israel công bố, nếu muốn mua các công nghệ an ninh mạng của Israel, các nước phải cam kết chỉ sử dụng chúng cho mục đích ngăn chặn các hành vi như khủng bố và các loại hình tội phạm nghiêm trọng.
Cụ thể, các quốc gia mua công nghệ an ninh mạng của Israel sẽ phải ký vào một giấy chứng nhận đã được cập nhật, trong đó liệt kê chi tiết danh sách những hành động được cho là "hành vi khủng bố" như tấn công con người, cơ sở công cộng, không tặc, phát tán các chất nguy hiểm và "tội phạm nghiêm trọng" đề cập đến những hành vi bị phạt tù từ 6 năm trở lên.
Bộ Quốc phòng Israel nhấn mạnh các định nghĩa về tội phạm nghiêm trọng và hành vi khủng bố đã được làm rõ hơn để ngăn chặn việc "xóa nhòa ranh giới" giữa các khái niệm.
Cơ quan này cũng chỉ ra các mục đích bị cấm khi sử dụng các công nghệ an ninh mạng của Israel như nhắm mục tiêu đến những nhân vật hay ứng dụng liên quan đến chính trị mà vi phạm luật về quyền riêng tư của Israel. Trong trường hợp này, Israel có thể thu hồi giấy phép và chặn các hệ thống.
Động thái trên là nỗ lực mới nhất của Israel trong việc tăng cường giám sát và ngăn chặn hành vi lạm dụng các công nghệ an ninh mạng của nước này ở nước ngoài. Israel đã đối mặt với sức ép của dư luận về việc siết chặt các quy định xuất khẩu phần mềm do thám kể từ tháng 7 sau vụ bê bối liên quan tới phần mềm Pegasus.
Phần mềm này, do công ty an ninh mạng của Israel NSO phát triển, bị những cáo buộc được sử dụng để xâm nhập trái phép smartphone của các nhà báo, quan chức chính phủ... nhằm do thám và thu thập dữ liệu. NSO cho biết được sự phê chuẩn của chính phủ Israel, cơ quan này đã xuất khẩu phần mềm Pegasus tới 45 quốc gia. NSO khẳng định chỉ bán phần mềm do thám cho các khách hàng là cơ quan tình báo và thực thi pháp luật của chính phủ, giúp các thể chế này giám sát các mối đe dọa an ninh chứ không trực tiếp tham gia vào các hoạt động giám sát.
(Theo VnMedia)
Microsoft đã chặn đứng một nhóm tin tặc Trung Quốc bằng cách chiếm giữ 42 trang web bị tin tặc sử dụng để thu thập thông tin tình báo từ các cơ quan chính phủ, tổ chức nghiên cứu và nhân quyền ở 29 quốc gia.
Kết thúc cuộc thi Hack4Growth unlimited 2021, giải quán quân đã thuộc về đội Nanoneem, với sáng kiến dùng thuốc trừ sâu sinh học sử dụng công nghệ nano và cơ chế tự nhiên chống lại sâu bệnh chiết xuất từ cây neem và các loài cây thảo dược khác.
Tập đoàn công nghệ NEC của Nhật Bản sẽ ra mắt hệ thống kiểm tra chứng nhận tiêm vaccine ngừa Covid-19 dựa trên nhận diện khuôn mặt, qua đó loại bỏ việc sử dụng chứng nhận trên các ứng dụng trên điện thoại di động hoặc văn bản giấy tờ.
Theo thống kê về RDP từ Kaspersky, con số này chiếm 42% các nỗ lực tấn công nhằm vào những người dùng sử dụng giải pháp của Kaspersky ở khu vực Đông Nam Á có cài đặt RDP từ Microsoft trên máy tính.