Tàu vũ trụ “chạm” vào Mặt trời

  • Cập nhật: Thứ sáu, 17/12/2021 | 10:01:21 AM

“Lần đầu tiên trong lịch sử, một con tàu vũ trụ đã di chuyển trong vành nhật hoa (vành ánh sáng phát ra từ không gian xung quanh Mặt trời). Tàu thăm dò Mặt trời Parker của NASA (Cơ quan hàng không và vũ trụ Mỹ) hiện đang ở trong lớp khí quyển phía trên của Mặt trời, sau khi đo các hạt và từ trường trong đó”. Đây là thông báo của NASA khi tàu Parker của NASA “chạm” vào Mặt trời.

Hình ảnh mô phỏng tàu thăm dò Parker tiếp cận vành nhật hoa
Hình ảnh mô phỏng tàu thăm dò Parker tiếp cận vành nhật hoa

Theo đánh giá của NASA liên quan đến việc đưa thiết bị vào vành nhật hoa, đây là một giai đoạn quan trọng mới trong chuyến bay của tàu vũ trụ và là một bước tiến phi thường trong nghiên cứu về Mặt trời. "Giống như việc hạ cánh (đưa con người) lên Mặt trăng cho phép các nhà khoa học hiểu cách Mặt trăng được hình thành, việc chạm vào tầng vật chất cấu tạo nên Mặt trời sẽ giúp các nhà khoa học có được thông tin quan trọng về tinh cầu gần nhất và ảnh hưởng của nó đối với Thái dương hệ chúng ta”, NASA cho biết.

Tàu thăm dò Mặt trời Parker, đặt theo tên của nhà vật lý thiên văn Eugene Parker, được phóng vào tháng 8-2018. Đến tháng 11 cùng năm, tàu đã tiếp cận Mặt trời ở khoảng cách 24 triệu km và truyền tín hiệu đầu tiên về Trái đất. Parker đã trở thành con tàu đầu tiên do con người tạo ra đến gần Mặt trời nhất, phá kỷ lục 41,8 triệu km do tàu thăm dò Helios 2 của Đức - Mỹ nắm giữ. Tàu được trang bị một loạt thiết bị bố trí dưới một tấm chắn nhiệt khổng lồ giúp bảo vệ tàu khỏi bị "bỏng”, gồm 1 camera, 1 công cụ đo từ trường và điện trường trong bầu khí quyển Mặt trời... để phục vụ công tác thăm dò.

(Theo SGGP)

Các tin khác
Trao giải Quả Cầu Vàng năm 2020

Giải thưởng Quả Cầu Vàng năm nay có 5 lĩnh vực bình xét, gồm: công nghệ thông tin, chuyển đổi số và tự động hóa; công nghệ y - dược; công nghệ sinh học; công nghệ môi trường và công nghệ vật liệu mới.

Khí cầu hydro của H2 Clipper có thể chở 150.000 kg hàng hóa.

Khí cầu H2 Clipper có thể là giải pháp xanh để thay thế máy bay và tàu chở hàng với trọng tải lớn và phạm vi bay hơn 9.650 km.

Các nhà nghiên cứu thực hiện giải trình tự gene trong phòng thí nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189 thuộc Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec.

Nhóm nghiên cứu tại VinBigData giải mã thành công hệ gene hơn 1.000 người Việt, là cơ sở để hiểu về nguy cơ mắc bệnh, hướng tới y học chính xác.

Tổ chức Khí tượng thế giới đã chính thức công nhận mức nhiệt 38 độ C đo được ở vùng Siberia của Nga là mức nhiệt cao kỷ lục từng được ghi nhận với Bắc Cực.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục