Yên Bái: Nghiên cứu khoa học sát với thực tiễn

  • Cập nhật: Thứ năm, 23/12/2021 | 7:45:50 AM

YênBái - Thời gian qua, hoạt động nghiên cứu và thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KHCN) trên địa bàn tỉnh chú trọng đến tính ứng dụng, hiệu quả.

Mô hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại huyện Trấn Yên.
Mô hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại huyện Trấn Yên.

Hoàn thành nhiệm vụ khoa học xác lập quyền đối với nhãn hiệu chứng nhận (NHCN) "Gà xương đen Mù Cang Chải” không những đã trao quyền sử dụng NHCN cho địa phương mà còn xây dựng được hệ thống quảng bá, nâng cao năng lực, khai thác hiệu quả NHCN cho người hưởng lợi. 

Đến nay, các thông tin về dự án và tình hình sản xuất chăn nuôi, dấu hiệu nhận diện, giá bán sản phẩm gà xương đen Mù Cang Chải đã được đăng tải lên website. Sản phẩm có truy xuất nguồn gốc với công nghệ tem QR code được thiết kế dưới dạng thẻ đeo chân. Các lớp tập huấn được tổ chức đã hướng dẫn, giới thiệu cho người chăn nuôi gà xương đen Mù Cang Chải nắm được thông tin về NHCN, tự quản lý chất lượng sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn chứng nhận, khai thác NHCN phục vụ phát triển thị trường tiêu thụ. 

Hay nhiệm vụ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất rau an toàn đạt tiêu chuẩn VietGAP đã hỗ trợ giúp Hợp tác xã Rau an toàn Minh Tiến (HTX) ở thôn Minh Tân, xã Y Can, huyện Trấn Yên thay đổi thói quen canh tác theo và được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP. 

Chị Nguyễn Thị Mến - Giám đốc HTX cho biết: "Chúng tôi đã được hỗ trợ xây dựng nhà lưới và hệ thống tưới tự động cũng như được hướng dẫn, chuyển giao các kỹ thuật canh tác VietGAP. Giờ đây, chúng tôi đã biết cách sử dụng phân hữu cơ, phân chuồng, cây xanh băm ủ hoai mục thay thế cho phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật thì phun đúng dòng, cách ly đủ ngày. Với cách làm này, lượng thuốc bảo vệ thực vật đã giảm 80%, phân bón giảm 60% so với canh tác truyền thống”. 

Còn nhiệm vụ khoa học nghiên cứu tính thích ứng của giống na nhập nội, Trung tâm Ứng dụng, kỹ thuật, thông tin KHCN đã hình thành được mô hình trồng giống na nhập nội tại xã Suối Bu, huyện Văn Chấn với quy mô 5,2 ha với 3 giống na: na dai Thái Lan, na dai Đài Loan và na dai Việt Nam làm đối chứng. Trung tâm đã tổ chức hướng dẫn hộ dân các kỹ thuật chăm sóc như: tưới nước, làm cỏ, xới đất, vun gốc, bón thúc phân, đảm bảo theo đúng kỹ thuật, phương pháp, chủng loại, liều lượng, tiếp tục theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển làm căn cứ bổ sung giống cây ăn quả mới cho đồng bào vùng cao. 

Đây chỉ là 3 trong số rất nhiều nhiệm vụ khoa học được triển khai trong thời gian qua. Có thể thấy, những nhiệm vụ khoa học này đều bám sát vào nhu cầu thực tiễn hiện nay, đó là vấn đề phát triển tài sản trí tuệ, sản xuất sạch hay nghiên cứu bổ sung các giống cây trồng mới... 

Để thực hiện tốt mục tiêu phát triển nhanh, bền vững theo hướng "Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”, vai trò của nghiên cứu KHCN là không thể phủ nhận. Bởi vậy, trong những năm qua, các nhiệm vụ khoa học được triển khai được xác định phải có tính thực tiễn, hỗ trợ xây dựng luận cứ cho các chương trình phát triển kinh tế xã hội; nhu cầu kỹ thuật của sản xuất; nhu cầu về tổ chức, quản lý, thị trường… 

Trong năm 2021, Sở KHCN đã đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện 10 nhiệm vụ khoa học kết thúc trong năm 2021 và kết quả đều đạt yêu cầu đề ra. 30 nhiệm vụ chuyển tiếp được ngành tiếp tục theo dõi, hướng dẫn các đơn vị chủ trì thực hiện đúng nội dung đã được phê duyệt, phối hợp với các sở, ban, ngành tổ chức kiểm tra tiến độ thực hiện các nhiệm vụ theo quy định. Đồng thời, tổ chức xác định 23 nhiệm vụ để đưa vào tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì. 

Để tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ khoa học trong thời gian tới, Sở KHCN sẽ tập trung phát triển cả về số lượng và chất lượng các đề tài nghiên cứu khoa học, bảo đảm hoạt động nghiên cứu khoa học ngày càng khẳng định được tính ứng dụng vào thực tiễn đời sống, góp phần xây dựng tỉnh Yên Bái ngày càng giàu đẹp, văn minh.    
 
Hoài Anh

Tags khoa học và công nghệ VietGAP sản xuất sạch Yên Bái

Các tin khác
Các vật dụng in 3D bổ sung trithiocarbonate, ví dụ chiếc đàn violin này, có thể tự vá lành khi đặt dưới ánh đèn LED cực tím.

Các nhà khoa học bổ sung loại bột đặc biệt vào nhựa in 3D để khi bị vỡ, nó có thể được sửa chữa tại chỗ một cách đơn giản.

Bé gái được ghép gan thành công từ người cho là cha.

Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP HCM) vừa thực hiện thành công ca ghép gan lần thứ 15.

Bàn tay robot farmHand cầm gọn một quả bóng.

Ngày nay, robot dần thay thế các công việc của con người, nhưng bàn tay của robot so với bàn tay của con người vẫn thua về độ uyển chuyển. Cụ thể, nếu robot kẹp quá mạnh vào một thứ gì đó mỏng manh như quả trứng thì có thể làm bể trứng, hoặc nếu kẹp không chắc thì quả trứng có thể rơi.

Ảnh minh họa.

Bộ cơ sở dữ liệu gene vi sinh vật toàn cầu đầy đủ nhất từ trước tới nay sẽ giúp các nhà nghiên cứu hiểu hơn mối quan hệ giữa vi sinh vật với sức khỏe con người.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục