Hàn Quốc phát triển robot phòng dịch thông minh trên nền tảng AI

  • Cập nhật: Thứ tư, 9/2/2022 | 7:37:24 AM

Viện Nghiên cứu máy móc và vật liệu Hàn Quốc (KIMM) đã phát triển được một robot phòng dịch dựa trên nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI), có thể tự tiến hành khử khuẩn phòng dịch tại các cơ sở tập trung đông người trong nhà, như nhà hàng, quán cà phê.

Robot phòng dịch dựa trên nền tảng AI, có thể tự tiến hành khử khuẩn phòng dịch tại các cơ sở tập trung đông người trong nhà.
Robot phòng dịch dựa trên nền tảng AI, có thể tự tiến hành khử khuẩn phòng dịch tại các cơ sở tập trung đông người trong nhà.

Theo KBS, tại một quán cà phê, sau khi khách hàng dùng xong đồ uống và rời khỏi chỗ, một robot tự động đi tới để tiến hành phun dung dịch khử khuẩn. Ở khu vực đông người cần tập trung phòng dịch, robot sẽ phun cả hơi khử khuẩn bằng tia hồng ngoại.

Với quán cà phê này, nhờ có robot tiến hành khử khuẩn thay thế con người nên mọi thứ trở nên tiện lợi hơn rất nhiều, nhất là trong bối cảnh Chính phủ Hàn Quốc siết chặt biện pháp phòng dịch COVID-19.

Chủ quán cà phê cho biết nhờ có robot mà các nhân viên có thể tập trung làm công việc của mình, khối lượng công việc cũng giảm đi rất nhiều.

Liên kết với hệ thống camera giám sát CCTV lắp đặt trong quán, robot sẽ xác định vị trí khách lưu lại quán, tính toán và phân tích theo thời gian thực sự phát tán của virus và tự tiến hành khử khuẩn không gian. Robot có thể nắm bắt được nơi nào tập trung nhiều virus, để tiến hành phòng dịch một cách nhanh chóng, chính xác.

Nhà nghiên cứu Kim Chang-hyeon thuộc Viện nghiên cứu cho biết thêm robot được cập nhật bản đồ virus có xác suất phát tán cao trong không khí. Dựa vào đây, robot sẽ tự động tính toán đường di chuyển, để tiến hành khử khuẩn phòng dịch ở nơi cần thiết nhất.

Viện Nghiên cứu máy móc và vật liệu Hàn Quốc có kế hoạch xúc tiến bố trí robot này ở các cơ sở tập trung đông người sau khi kết thúc quá trình kiểm chứng tính năng trong năm nay.

(Theo chinhphu.vn)

Các tin khác
Ông Michel Roccati có thể đi bộ trở lại nhờ phương pháp cấy ghép tủy sống.

Năm 2017, Michel Roccati (người Italy) gặp một tai nạn nghiêm trọng khi đang lái mô tô khiến phần thân dưới của ông bị liệt hoàn toàn. Tuy nhiên, năm 2020, ông đã đi bộ được trở lại nhờ phương pháp cấy ghép tủy sống mang tính đột phá.

Ảnh minh họa: Shutterstock

Các nhà khoa học Trung Quốc đã phát triển một hệ thống robot tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) để chăm sóc phôi thai trong tử cung nhân tạo với hiệu quả mà con người không thể đạt được.

Dấu chân chim mới được phát hiện. (Nguồn: diariomarca.com.mx)

Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu tại Mexico và tìm thấy số lượng dấu chân chim đa dạng nhất từ trước tới nay tại một khu vực nằm gần bờ biển cổ của Coahuila.

Hình ảnh vệ tinh cho thấy một quần thể giông bão có chứa một tia sét đơn dài nhất theo phương nằm ngang tại Mỹ vào ngày 29/4/2020. Ảnh: AP

Tia sét dài nhất thế giới được ghi nhận ở Mỹ, quét qua các bang Texas, Louisiana và Mississippi với độ dài lên tới 768km.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục