Sản xuất điện mặt trời vào ban đêm

  • Cập nhật: Thứ sáu, 20/5/2022 | 7:38:57 AM

Nhóm chuyên gia từ Đại học New South Wales, Australia đã chứng minh rằng có thể sản xuất điện mặt trời vào ban đêm, và đây là bước đầu tiên trong việc tạo ra các thiết bị hiệu quả hơn có thể thu được năng lượng ở quy mô lớn hơn nhiều.

Theo các nhà nghiên cứu, bức xạ nhiệt hồng ngoại có thể được sử dụng để tạo ra điện - ngay cả sau khi mặt trời lặn, và điều này cho phép họ phát triển một thiết bị bán dẫn gọi là diode bức xạ nhiệt, có thể tạo ra điện năng từ bức xạ ánh sáng hồng ngoại.

Trưởng nhóm nghiên cứu, Phó Giáo sư Ned Ekins-Daukes, cho biết, "sử dụng các camera chụp ảnh nhiệt, ta thấy có rất nhiều bức xạ vào ban đêm, tuy nhiên chỉ là bước sóng hồng ngoại không nhìn thấy được” (ảnh).

Theo Phó Giáo sư Ekins-Daukes, năng lượng mặt trời truyền đến trái đất vào ban ngày sẽ phản xạ trở lại vũ trụ với cùng bức xạ năng lượng dưới dạng ánh sáng hồng ngoại vào ban đêm. Thiết bị diode bức xạ nhiệt sẽ giúp thu được bức xạ nhiệt hồng ngoại này. Bằng cách phát ra ánh sáng hồng ngoại vào môi trường lạnh hơn, diode bức xạ nhiệt tạo ra điện.  

Nhà khoa học Michael Nielsen, thành viên nhóm nghiên cứu, cho rằng, bằng kiến thức trong thiết kế và tối ưu hóa pin mặt trời, cùng việc vay mượn vật liệu từ cộng đồng cảm biến quang giữa hồng ngoại hiện nay, các nhà khoa học hy vọng sớm thực hiện ước mơ tạo ra điện mặt trời vào ban đêm.

(Theo SGGP)

Các tin khác
Lần đầu tiên trồng cây trong đất lấy từ Mặt trăng.

Các nhà khoa học đã thành công trong việc trồng cây trên đất từ Mặt trăng.

PGS Dương Minh Hải (bên trái) và PGS Phan Toàn Thắng, Đại học NUS, công bố nghiên cứu chất giảm béo từ lá dứa.

Các nhà nghiên cứu gốc Việt tại Đại học Quốc gia Singapore (NUS) đã phát triển phương pháp sử dụng chất xơ dồi dào trong lá dứa để hấp thụ chất béo, giúp tạo ra loại thực phẩm chức năng giảm béo rẻ tiền và bền vững với môi trường.

Lễ trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2022 được tổ chức ngày 18/5 tại Hà Nội nhân dịp kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Công ty cổ phần An Phúc được hỗ trợ công nhận tiêu chuẩn ISO 9001:2015, góp phần tăng sản lượng sản xuất và tiêu thụ cho Công ty.

Để nâng cao giá trị, sức cạnh tranh của các sản phẩm, vai trò của khoa học, công nghệ (KHCN) là rất rõ ràng. Để giúp người dân và doanh nghiệp tiếp cận được những kiến thức, hỗ trợ để ứng dụng, phát triển KHCN, Sở Khoa học và Công nghệ đã triển khai nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục