Cấy ghép 3D đang được phát triển để điều trị cho những bệnh nhân - vì lý do chấn thương nặng, tai nạn hoặc bệnh tật - không thể trông cậy vào việc điều chỉnh mô xương mà không cần cấy ghép, vì “lỗ hổng” quá lớn.
|
Bỉ ứng dụng công nghệ in 3D trong lĩnh vực cấy ghép y học.
|
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ sinh học của Bỉ đã bắt đầu hoạt động trong lĩnh vực y học tái tạo.
Trong số các nhà khoa học đang thúc đẩy lĩnh vực này có Giáo sư Liesbet Geris của Đại học Liège (ULiège). Bà là một trong số những người đạt giải thưởng do Quỹ AstraZeneca trao tặng gần đây cho công trình "Theo đuổi hình thức cấy ghép xương - sử dụng các mô hình kỹ thuật số trong lĩnh vực kỹ thuật cấy ghép mô”.
Ban giám khảo của Quỹ Nghiên cứu Khoa học và đối tác nói tiếng Hà Lan, FWO, đã chọn khen thưởng cho Giáo sư Liesbet Geris vì nguyên mẫu cấy ghép 3D "con quay hồi chuyển” của bà.
Nhóm nghiên cứu của Giáo sư Liesbet Geris đã tạo ra các mô hình số dựa trên hàng nghìn dữ liệu từ các ca cấy ghép trước đó. Điều này cho phép phát triển một hình dạng cụ thể, cho phép in 3D bằng vật liệu tự nhiên được tìm thấy trong xương, canxi photphat.
Nhờ dữ liệu đặc biệt này - một cấu trúc được gọi là "con quay hồi chuyển” - các tế bào của con người bị thu hút bởi vật liệu sinh học này hơn là các vật liệu đang được sử dụng cho việc cấy ghép trong y học hiện nay.
Cấy ghép 3D đang được phát triển để điều trị cho tất cả những bệnh nhân - vì lý do chấn thương nặng, tai nạn hoặc bệnh tật - không thể trông cậy vào việc điều chỉnh mô xương mà không cần cấy ghép, vì "lỗ hổng” quá lớn. Đó có thể là những người đã được cắt bỏ khối u hoặc những người bị bệnh di truyền, như bệnh u sợi thần kinh, đặc trưng trong một số trường hợp là tổn thương xương, hoặc một người cần cấy ghép răng nhưng không còn đủ xương để thực hiện.
Trong tất cả các tình huống này, một phần tử in 3D có thể được cấy ghép và một vật liệu sinh học sau đó sẽ có nhiệm vụ thu hút các tế bào của bệnh nhân để chúng hình thành các mô mới xung quanh đó, sau đó sẽ tích hợp hoàn toàn vào cơ thể bệnh nhân.
Công nghệ in 3D được ứng dụng trong lĩnh vực cấy ghép y học của Giáo sư Liesbet Geris được kỳ vọng tạo ra một cuộc cách mạng trong lĩnh vực này.
(Theo Tin tức)
Các nhà khoa học Trung Quốc mới đây cho biết, họ đã phát triển được một quy trình nhân bản lợn tự động hóa hoàn toàn thông qua việc sử dụng robot - một sự phát triển có thể giúp quốc gia tiêu thụ thịt lợn nhiều nhất thế giới này giảm sự phụ thuộc vào lợn giống nhập khẩu.
Các nhà khoa học trên thế giới nhiều năm qua đã đi tìm câu trả lời cho việc vì sao thế giới cổ đại lại tạo ra những công trình có quy mô đồ sộ và hết sức công phu, thách thức thời gian như vậy. Cho đến nay, câu trả lời vẫn còn bỏ ngỏ và các nhà khoa học vẫn tiếp tục chưa đầu hàng. Những câu chuyện truyền thuyết không thuyết phục và khoa học vẫn bó tay. Đó là những công trình nào vậy?
Cá lăng nha (Hemibagrus wyckioides, Fang & Chaux, 1949) là loài cá nước ngọt phân bố ở châu Á, đặc biệt là các nước: Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan. Ở Việt Nam, cá lăng nha phân bố nhiều ở Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.
Nghiên cứu kéo dài 7 năm này đã chỉ ra rằng, việc uống cà phê với liều lượng hợp lý và đúng cách có thể giúp tăng tuổi thọ cho con người.