Trung Quốc trồng vải thiều không hạt

  • Cập nhật: Thứ tư, 15/6/2022 | 2:53:23 PM

Vải thiều không hạt là phát kiến của các chuyên gia về vải và nhãn tại Viện Khoa học Nông nghiệp Nhiệt đới Trung Quốc.

Trung Quốc đẩy mạnh trồng vải thiều không hạt.
Trung Quốc đẩy mạnh trồng vải thiều không hạt.

Các chuyên gia tiết lộ đã giải được bài toán hóc búa về việc trồng các loài vải thiều không hạt độc đáo, chủ yếu ở tỉnh Hải Nam, miền Nam Trung Quốc. Hoàn cầu Thời báo chỉ ra, vải thiều không hạt này nhiều khả năng sẽ trở thành loại hoa quả phổ biến trên bàn ăn.

Gao Zhaoyin - chuyên gia hàng đầu của nhóm nghiên cứu - cho biết Trung Quốc có hai giống vải thiều không hạt là A4 và Nandao. Mặc dù loại vải thiều không hạt đầu tiên được lai tạo vào năm 1997, nhưng việc trồng trọt vẫn là một nhiệm vụ đầy thách thức đối với các nhà khoa học, do đó người dân bỏ qua loại quả mới vì nó hiếm và giá cao.

Vải không hạt thường có theo cặp, 24 cặp được bán trong thùng với giá gần 600 nhân dân tệ (2 triệu đồng).

Gao giải thích, nhóm đã giải quyết được hai vấn đề chính trong việc trồng trọt. Đầu tiên là lai tạo các giống có khả năng ra hoa ổn định hơn để kết trái tốt hơn. Thứ hai là làm thay đổi độ dày của thân và vỏ quả, giúp vải không bị rụng quá nhanh khỏi cây sau khi chín.

Gao lưu ý, việc điều chỉnh lớp vỏ giống như may một chiếc áo khoác mới cho trái cây dựa trên việc phân tích các đặc điểm và mô hình sinh trưởng của nó. Điều này giúp tăng sản lượng.

Trong trường hợp xấu nhất, vải rụng sớm có thể làm giảm 90% thu nhập của cả vườn.

Sau khi giải quyết các vấn đề trồng trọt này, các nhà nghiên cứu đã thành lập một cơ sở trồng thử ở tỉnh Hải Nam, tập trung vào trồng vải thiều không hạt. Hiện tại, giá loại quả mới này đã giảm xuống còn khoảng 100 nhân dân tệ/kg (340.000 đồng/kg).


Vải thiều không hạt thường được bán theo thùng, mỗi thùng 24 cặp.

So với các loại vải thiều tiêu chuẩn, loại không hạt có cùi trong suốt, vị ngọt và một chút chua nhẹ. Nó cũng có mùi thơm đặc biệt với một chút mùi rượu.

Loài vải thiều mới xuất hiện đã khiến người hâm mộ trên mạng Sina Weibo của Trung Quốc sôi sục, nhiều người để lại bình luận gọi đây là "tin tốt cho những người lười biếng".

Một cư dân mạng đăng trên Sina Weibo: "Tôi không thể tưởng tượng được Dương Quý Phi sẽ vui mừng đến mức nào nếu bà vẫn còn sống đến ngày hôm nay và nghe được tin này". Dương Quý phi, còn gọi là Dương Ngọc Hoàn hay Dương Thái Chân, là một phi tần rất được sủng ái của Đường Huyền Tông Lý Long Cơ. Trong văn hóa Trung Hoa, bà được xếp vào một trong Tứ đại mỹ nhân của lịch sử Trung Quốc, được biết đến là người thích ăn vải.

Giống vải không hạt này cần thêm 2 năm nữa để trở nên phổ biến hơn trên thị trường. Khi sản lượng tăng, các cơ sở trồng trọt ở Hải Nam sẽ được tăng lên và cuối cùng sản xuất sẽ được mở rộng sang các tỉnh khác trên toàn quốc.

Bên cạnh vải thiều không hạt, Gao tiết lộ rằng nhóm đang thực hiện một dự án nghiên cứu mới giống vải thiều to và có mùi thơm như mật ong.

Trung Quốc cũng nhập khẩu nhiều vải thiều của Việt Nam, đặc biệt là vải thiều Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Được biết, năm nay vải thiều Lục Ngạn sẽ được ưu tiên "luồng riêng" vào Trung Quốc.

(Theo LĐO)

Các tin khác
Hình chụp giao diện trình duyệt web Internet Explorer năm 2001.

Ngày 15-6, Hãng công nghệ Microsoft chính thức chấm dứt hoạt động của trình duyệt web Internet Explorer do họ phát triển, sau hơn 27 năm tồn tại của trình duyệt này.

Các tế bào B được chỉnh sửa trong đĩa thí nghiệm.

Các nhà khoa học Israel vừa thử nghiệm thành công bước đầu phương pháp điều trị mới dành cho bệnh nhân HIV/AIDS, với 1 mũi tiêm duy nhất, hoạt động như vắc-xin.

Nghiên cứu chỉ ra rằng 97% các loại thuốc được thử nghiệm lâm sàng cho một loại ung thư cụ thể không bao giờ được đưa ra thị trường.

Nhiều loại thuốc từng được kỳ vọng tạo đột phá trong cuộc chiến chữa trị ung thư, nhưng tới nay tất cả vẫn chỉ dừng ở các thử nghiệm cho kết quả tích cực. Trong công cuộc tìm kiếm phương pháp chữa trị ung thư, rất ít nhà nghiên cứu bận tâm nhìn lại những loại thuốc thất bại để tìm hiểu điều gì đã xảy ra.

Cung thiên văn sẽ nằm ở phía đông của Bảo tàng Khoa học Tự nhiên Tây Tạng.

Hôm 12/6, Trung Quốc đã khởi công xây dựng cung thiên văn ở độ cao 3.650 m so với mực nước biển ở khu tự trị Tây Tạng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục