Nhiều hiện tượng thiên văn kỳ thú sẽ xuất hiện trên bầu trời trong tháng 7

  • Cập nhật: Thứ sáu, 1/7/2022 | 4:13:08 PM

Trong tháng 7, những người yêu thiên văn có thể quan sát những hiện tượng kỳ thú trên bầu trời. Trong đó đáng chú ý nhất là mưa sao băng xuất hiện vào cuối tháng.

Ngày 14/7: Trăng tròn, Siêu Trăng

Mặt trăng sẽ nằm ở vị trí xung đối với Mặt trời nên toàn bộ bề mặt của Mặt trăng sẽ được chiếu sáng khiến cho chúng có vẻ to tròn siêu thực. Hiện tượng này sẽ diễn ra vào 1:38 (giờ Việt Nam).

Trăng tròn tháng 7 còn được các bộ tộc Mỹ bản địa gọi là Trăng Hươu bởi trong thời gian này những cặp sừng của các chú hươu sẽ bắt đầu mọc.

Mùa trăng này cũng còn được biết đến với cái tên Trăng Sấm Sét hoặc Trăng Rơm. Đây cũng là siêu trăng thứ 2 trong tổng số 3 siêu trăng trong năm 2022.

Mặt trăng sẽ ở sát vị trí gần nhất với Trái đất nên trông có vẻ to hơn và sáng hơn bình thường một chút.

Ngày 29/7: Trăng mới

Mặt trăng sẽ nằm cùng phía với Trái Đất so với Mặt trời nên chúng ta sẽ hoàn toàn không nhìn thấy được Mặt trăng trên bầu trời đêm. Hiện tượng này sẽ diễn ra vào lúc 0:55 (giờ Việt Nam). Đây là thời điểm lý tưởng để quan sát các thiên thể mờ khác như các thiên hà, cụm sao bởi chúng sẽ không bị ảnh hưởng bởi ánh trăng.

Ngày 28-29/7: Mưa sao băng Delta Aquarids

Delta Aquarids là trận mưa sao băng trung bình và tại thời điểm cực đại có thể đạt tới 20 vệt mỗi giờ. Mưa sao băng Delta Aquarids được tạo ra từ các mảnh vụn mà sao chổi Marsden và Kracht để lại.

Trận mưa sao băng này diễn ra hàng năm từ ngày 12/7 đến 23/8 và đạt cực đại vào đêm ngày 28/7, rạng sáng ngày 29/8.

Trong năm 2022, trăng non sẽ tạo điều kiện lý tưởng để chiêm ngưỡng trận mưa sao băng lần này, đặc biệt là sau nửa đêm và tại những địa điểm tối. Sao băng sẽ tỏa ra từ chòm sao Bảo Bình, nhưng có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên bầu trời.

(Theo TPO)

Các tin khác

Sử dụng phép đo GPS từ xa, các nhà khoa học phát hiện ra rằng tác động của con người đang khiến động vật có vú hạn chế di chuyển, điều này càng làm chia cắt môi trường sống của chúng.

Ngôi sao lùn trắng vượt qua vụ nổ siêu tân tinh nằm cách Trái đất 108 triệu năm ánh sáng, tại thiên hà xoắn ốc NGC 1309 có kích thước bằng 3/4 Dải Ngân hà. (Ảnh: Reuters)

Với kính viễn vọng không gian Hubble các nhà khoa học ghi lại quá trình một ngôi sao lùn trắng vượt qua vụ nổ siêu tân tinh giữa vũ trụ.

Ảnh minh họa.

Kết quả nghiên cứu mới được đánh giá là đặt nền móng cho việc phát triển một phương pháp điều trị hiệu quả có khả năng giảm nguy cơ tử vong và biến chứng dị tật ở trẻ sơ sinh.

Hình ảnh chụp qua kính hiển vi điện tử vi khuẩn MRSA (màu vàng) ẩn trong tế bào bạch cầu của người.

Siêu vi khuẩn MRSA được tìm thấy ở lợn ngày càng gia tăng khả năng lây nhiễm sang người.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục