Ấn Độ phóng thành công tàu thăm dò Mặt Trời Aditya-L1

  • Cập nhật: Chủ nhật, 3/9/2023 | 3:38:14 PM

Ngoài khám phá bí ẩn vành nhật hoa, tàu Aditya-L1 cũng sẽ quan sát lóa Mặt Trời và cơn phun trào vành nhật hoa (CME), vụ nổ mạnh có thể ảnh hưởng tới sự sống trên Trái Đất.

Tên lửa PSLV XL mang theo Tên lửa PSLV XL mang theo tàu thăm dò Mặt Trời Aditya-L1 được phóng từ Trung tâm vũ trụ Satish Dhawan ở Sriharikota, Ấn Độ ngày 2/9/2023.
Tên lửa PSLV XL mang theo Tên lửa PSLV XL mang theo tàu thăm dò Mặt Trời Aditya-L1 được phóng từ Trung tâm vũ trụ Satish Dhawan ở Sriharikota, Ấn Độ ngày 2/9/2023.

Chiều 2/9 (theo giờ Việt Nam), Tổ chức nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ (ISRO) phóng tàu thăm dò Mặt Trời Aditya-L1 cất cánh thành công từ Trung tâm vũ trụ Satish Dhawan.

Tàu thăm dò Aditya-L1 sẽ được đưa lên quỹ đạo thấp quanh Trái Đất. Sau đó, tàu thăm dò sẽ khai hỏa hệ thống đẩy và hướng tới điểm Lagrange 1 (L1) giữa Trái Đất và Mặt Trời. Từ điểm đó, Aditya-L1 có thể nghiên cứu Mặt Trời mà không bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng che khuất thiên thể.

Tàu thăm dò Aditya-L1 mang theo 7 thiết bị để quan sát khí quyển của Mặt Trời, bề mặt (quang quyển), từ trường và các hạt quanh ngôi sao. Một trong những khu vực dữ dội nhất mà Aditya-L1 sẽ nghiên cứu là tầng thượng quyển của Mặt Trời.

Tàu thăm dò cũng sẽ chụp ảnh cực tím của vành nhật hoa và quang quyển bằng Kính viễn vọng chụp ảnh cực tím Mặt Trời (SUIT).

Ngoài khám phá bí ẩn vành nhật hoa, tàu Aditya-L1 cũng sẽ quan sát lóa Mặt Trời và cơn phun trào vành nhật hoa (CME), vụ nổ mạnh có thể ảnh hưởng tới sự sống trên Trái Đất.

Aditya-L1 cũng sẽ nghiên cứu thay đổi của plasma trong hành trình từ Mặt Trời tới Trái Đất. Tàu thăm dò cũng thực hiện nhiều phép đo môi trường plasma gần Trái Đất, sử dụng Thí nghiệm hạt gió Mặt Trời (ASPEX).

Nếu thành công, Ấn Độ sẽ là nước châu Á đầu tiên đưa tàu vũ trụ lên quỹ đạo quanh Mặt Trời. Dù vậy, tàu Aditya-L1 cũng chỉ dừng lại ở vị trí 1% khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời.

Ở khoảng cách đó, lực hấp dẫn của Mặt Trời và Trái Đất lên con tàu triệt tiêu lẫn nhau, giúp Aditya-L1 duy trì quỹ đạo ổn định quanh Mặt Trời.

Hồi cuối tháng 8 vừa qua, tàu thăm dò Chandrayaan-3 của Ấn Độ đã đáp thành công xuống cực Nam của Mặt Trăng. Đây là kỳ tích mà trước đây chỉ có Nga, Mỹ và Trung Quốc mới đạt được.

(Theo SKĐS)

Các tin khác
Hạt vi nhựa. Ảnh minh họa

Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã lần đầu tiên phát hiện các hạt vi nhựa cũng tồn tại trong các đám mây. Nhóm sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu hơn các chi tiết vì các hạt vi nhựa trong các đám mây có thể ảnh hưởng đến khí hậu và có hại cho cơ thể con người.

Giáo sư-Tiến sỹ Khoa học Nguyễn Đình Đức, Giáo sư-Tiến sỹ Phạm Hùng Việt, Phó Giáo sư-Tiến sỹ Lê Hoàng Sơn và Phó Giáo sư-Tiến sỹ Từ Bình Minh (từ trái qua, từ trên xuống).

Việt Nam có 14 nhà khoa học góp mặt trong bảng xếp hạng được Research.com công bố ngày 1/9, "xướng tên" các nhà khoa học thế giới có thành tích xuất sắc trong công bố khoa học năm 2023; trong đó có Giáo sư, Tiến sỹ khoa học Nguyễn Đình Đức, người Yên Bái.

Hiện tượng siêu trăng xanh tiếp theo 14 năm nữa mới xuất hiện. Ảnh minh họa

Trăng xanh xuất hiện vào 9h35 tối ngày 30/8 (giờ Mỹ), tức sáng 31/8 giờ Việt Nam sẽ là trăng tròn sáng nhất và lớn nhất trong năm 2023.

Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên vừa phối hợp với Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Yên Bái, Hợp tác xã Lũng Lô (xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn) tổ chức thực hiện đề tài khoa học “Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến khả năng sinh trưởng của cây Hà thủ ô đỏ”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục