Phát minh xe hơi đầu tiên trên thế giới

  • Cập nhật: Thứ ba, 25/6/2024 | 9:12:39 AM

Cỗ xe sử dụng động cơ đẩy bằng hơi nước đầu tiên trên thế giới được chế tạo bởi một nhà phát minh người Pháp ít tiếng tăm tên Nicolas-Joseph Cugnot.

Cỗ xe Fardier à vapeur trưng bày tại bảo tàng ở Paris.
Cỗ xe Fardier à vapeur trưng bày tại bảo tàng ở Paris.

Nicholas-Joseph Cugnot sinh tại Void-Vacon, Lorraine, năm 1725 và được đào tạo làm kỹ sư quân sự. Được quân đội giao nhiệm vụ phát triển một phương tiện hoạt động bằng hơi nước dùng để kéo súng đại bác, Cugnot tạo ra phiên bản thu nhỏ hoạt động được vào năm 1769. Năm 1770, ông giới thiệu phương tiện chạy bằng hơi nước kích thước thật mà ông gọi là Fardier à vapeur, theo Amusing Planet.

Phương tiện này phỏng theo Fardier, cỗ xe ngựa kéo hai bánh lớn dùng để vận chuyển thiết bị rất nặng như nòng súng. Thay cho ngựa kéo ở mặt trước là bánh xe thứ ba, chống đỡ một nồi hơi bằng đồng lớn và cơ cấu truyền động. Cugnot là một trong những người đầu tiên triển khai thành công thiết bị biến đổi chuyển động tịnh tiến của piston hơi nước thành chuyển động xoay tròn thông qua bố trí bánh cóc, dùng để dẫn động bánh trước.

Fardier à vapeur có thể di chuyển ở tốc độ hơn 3,2 km/h nhưng cần nạp nhiên liệu bằng gỗ và đốt 15 phút một lần, vì vậy phương tiện phải dừng bánh hoàn toàn. Cỗ xe cũng kém ổn định do phân bố trọng lượng kém, một bất lợi nghiêm trọng đối với phương tiện được thiết kế để di chuyển trên địa hình gồ ghề là leo đồi dốc. Ngoài ra, hiệu suất của nồi hơi đặc biệt kém, ngay cả theo tiêu chuẩn thời đó. Năm 1771, trong một lần chạy thử, Cugnot lái cỗ xe của ông đâm thẳng vào một bức tường đá, khiến nhà phát minh trở thành người đầu tiên gặp tai nạn do xe gắn động cơ. Câu chuyện đi xa hơn khi Cugnot bị bắt và buộc tội lái xe nguy hiểm.

Sau vài thử nghiệm, quân đội Pháp từ bỏ dự án. Tuy nhiên, quá trình phát triển ấn tượng đến mức vua Louis XV thưởng cho Cugnot khoản lương hưu 600 livre/năm. Tuy nhiên, Cách mạng Pháp nổ ra khiến tiền lương hưu bị cắt. Nhà phát minh chuyển tới Brussels và sống trong cảnh nghèo túng. Không lâu trước khi Cugnot qua đời, Napoleon Bonaparte khôi phục lương hưu cho ông. Cuối cùng, Cugnot quay lại Paris và mất vào ngày 2/10/1804.

Cỗ xe Fardier à vapeur vẫn tồn tại sau chiến tranh và trưng bày ở Bảo tàng nghệ thuật và thủ công Pháp tại Paris. Năm 2010, một bản sao của chiếc xe được chế tạo bởi các học sinh ở trường ParisTech. Bản sao hoạt động hoàn hảo chứng tỏ giá trị của thiết kế. Hiện nay, bản sao này vẫn đặt ở ngôi làng của Cugnot tại Void-Vacon.

(Theo VnExpress)

Các tin khác
Người máy Rebovets WALL-E.

Theo nhà sản xuất người máy quân sự Rebovets WALL-E, bộ áp chế điện tử Fumigator lắp trên khí tài này có thể áp chế máy bay không người lái (UAV) ở khoảng cách 250-300m.

Bình cứu hỏa Maus phun khói kali để dập tắt đám cháy.

Bình cứu hỏa Maus có thể xử lý nhiều tình huống như đám cháy do dầu mỡ, động cơ, pin lithium, sử dụng công nghệ hóa học.

Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) đặt ra mục tiêu, đến năm 2030, Việt Nam có thêm tối thiểu 10 tuyến cáp quang trên biển mới với công nghệ hiện đại.

Các đội đoạt giải cao ở mỗi bảng của vòng chung kết sẽ được tập huấn nội dung thi quốc tế để đáp ứng yêu cầu của cuộc thi Robo G 2024 thế giới

Cuộc thi Robo G 2024 toàn quốc là đấu trường trí tuệ nhân tạo (AI) đầu tiên sử dụng robot hình người nhằm truyền cảm hứng kết nối khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo tới học sinh, sinh viên và giáo viên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục