Giải Nobel Vật lý thuộc về hai "cha đẻ" của máy học

  • Cập nhật: Thứ ba, 8/10/2024 | 5:21:35 PM

Hôm nay (8/10), Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển quyết định trao Giải Nobel Vật lý năm 2024 cho hai nhà khoa học John Hopfield và Geoffrey Hinton, vì những khám phá và phát minh mang tính nền tảng cho phương pháp máy học với mạng nơ-ron nhân tạo.

Hai nhà khoa học John Hopfield và Geoffrey Hinton giành giải Nobel Vật lý 2024.
Hai nhà khoa học John Hopfield và Geoffrey Hinton giành giải Nobel Vật lý 2024.

Nhà khoa học Mỹ John J. Hopfield, sinh năm 1933, công tác tại Đại học Princeton Mỹ, cùng nhà khoa học người Anh Geoffrey E. Hinton, sinh năm 1947, công tác tại Đại học Toronto, Canada, sẽ chia nhau giải thưởng trị giá 11 triệu kronor Thụy Điển (1 triệu USD).

Hai nhà khoa học đã sử dụng các công cụ vật lý để phát triển phương pháp tạo nên nền tảng của máy học mạnh mẽ ngày nay.

John Hopfield đã tạo ra bộ nhớ có thể lưu trữ và tái tạo hình ảnh và các mô hình khác trong dữ liệu. Geoffrey Hinton đã phát minh ra phương pháp có thể tự động tìm các thuộc tính của dữ liệu, từ đó thực hiện nhiều nhiệm vụ như xác định thành phần cụ thể trong hình ảnh.

Trí tuệ nhân tạo thường được hiểu là máy học sử dụng mạng nơ-ron nhân tạo. Công nghệ này ban đầu được lấy cảm hứng từ cấu trúc của não con người.

Trong mạng nơ-ron nhân tạo, các nơ-ron của não được biểu thị bằng các nút có tác dụng khác nhau. Những nút này ảnh hưởng lẫn nhau thông qua kết nối giống như khớp thần kinh.

Có thể đào tạo cho mạng nơ-ron này, như bằng cách phát triển kết nối mạnh hơn giữa các nút. Hai nhà khoa học đoạt giải năm nay đã thực hiện công việc quan trọng với mạng nơ-ron nhân tạo từ những năm 1980.

Ông Ellen Moons, Chủ tịch Ủy ban Nobel Vật lý cho biết, nghiên cứu của hai nhà khoa học mang lại lợi ích lớn. "Trong vật lý, chúng tôi sử dụng mạng nơ-ron nhân tạo trong nhiều lĩnh vực, chẳng hạn như phát triển vật liệu mới với những đặc tính cụ thể".

Ngày 7/10, hai người Mỹ Victor Ambros và Gary Ruvkun giành giải Nobel Y học nhờ phát hiện về microRNA.

Năm 2023, ba nhà khoa học Pierre Agostini, Ferenc Krausz và Anne L’Huillier giành giải Nobel Vật lý vì đã chứng minh được cách tạo ra các xung ánh sáng cực ngắn dùng để đo quá trình diễn ra nhanh chóng khi các electron chuyển động hoặc thay đổi năng lượng.

(Theo TPO)

Các tin khác
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa (bên trái) và Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn (bên phải) trao giấy chứng nhận và biểu trưng cho PGS.TS Trần Thanh Vân.

Các tác giả được vinh danh là nhà khoa học, trí thức, nhà sáng chế và nông dân sáng tạo có nghiên cứu, sáng kiến cải tiến quy trình kỹ thuật được ứng dụng rộng rãi, mang lại lợi ích cho nông dân.

iPhone 16 Pro Max có gì mới được rất nhiều người dùng yêu công nghệ quan tâm khi mẫu điện thoại này vừa được trình làng. Theo đó thế hệ flagship mới này của Apple được cải tiến nhiều về hiệu năng và cũng đi kèm với một vài nâng cấp về thiết kế. iPhone 16 Pro Max hứa hẹn sẽ mang đến trải nghiệm người dùng vượt trội hơn so với các phiên bản trước đó.

Màng seal nhôm là giải pháp niêm phong hiệu quả, phổ biến trong các ngành thực phẩm, mỹ phẩm và dược phẩm. Nó bảo vệ sản phẩm khỏi không khí, độ ẩm và vi khuẩn, giúp duy trì chất lượng và kéo dài thời gian sử dụng. Lựa chọn màng seal phù hợp với chất liệu bao bì và yêu cầu bảo quản là chìa khóa đảm bảo sự an toàn và toàn vẹn của sản phẩm.

Mô phỏng hạt nhân nguyên tử phóng xạ.

Các nhà khoa học Trung Quốc phát triển một loại pin hạt nhân với tế bào quang điện có thể sản xuất điện trong hàng trăm năm, ở hiệu suất cao gấp nghìn lần so với đối thủ cạnh tranh gần nhất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục