Bùng nổ tấn công qua IM, P2P
- Cập nhật: Thứ ba, 31/7/2007 | 12:00:00 AM
Nghiên cứu mới nhất của Akonix xác nhận đã có một sự bùng nổ mạnh mẽ trong số lượng các vụ tấn công bằng mã độc thông qua mạng tin nhắn tức thời (IM) và mạng chia sẻ ngang hàng (P2P) trong thời gian qua.
|
So với cùng kỳ năm ngoái số lượng các vụ tấn công bằng mã độc qua mạng IM tính từ đầu năm đến nay đã tăng gần 80%. Trong khi đó, tấn công bằng mã độc qua mạng P2P – như Kazaa hay eDonkey - đạt mức “tăng trưởng” lên tới 357%.
Nhà cung cấp thiết bị giám sát mạng P2P Tiversa cho biết trong hầu hết các trường hợp người dùng đều sử dụng thiết lập mặc định trên các phần mềm chia sẻ thông tin P2P khiến họ rất dễ bị tấn công.
Các loại mã độc được sử dụng trong các vụ tấn công thường là mã độc hoàn toàn mới hoặc chỉ là biến thể mới. Một số dạng mã độc IM mới xuất hiện gần đây như Exploit-YIMCAM, Hupigon-SJ, InsideChatSpy, SpyPal, StealthChatMon, Svich, YahooSpyMon...
Quan chức Akonix cho biết các vụ tấn công đang ngày một trở nên “độc” hơn. “Cuối năm nay sẽ bắt đầu xuất hiện các vụ tấn công đa tầng lớp. Người dùng IM sẽ nhận được một liên kết URL và khi họ nhắp chuột vào đó họ sẽ bị nhiễm một loại mã độc có chức năng chính là mở cửa cho nhiều mã độc nguy hiểm hơn đột nhập,” ông Don Montgomery – phó chủ tịch phụ trách marketing của Akonix – cho biết.
(Theo VnMedia)
Các tin khác
Bạn khởi động máy tính lên và không thể nhớ được mật khẩu để login vào. Trong tình huống đó, bạn sẽ làm gì? Format lại ổ cứng và mất sạch dữ liệu? Nếu bị rơi vào hoàn cảnh này, hãy học cách gỡ rối chuyên nghiệp sau...
Có những file bị từ chối xóa vì đó là một phần của chương trình bị gỡ không đúng cách hoặc do máy đang bị "dính" mã độc. Vì vậy, nếu thực sự thấy chúng thừa thãi, người dùng có thể xóa theo một trong 3 cách sau.
Samsung sẽ là hãng đầu tiên trên thế giới bắt tay vào sản xuất loại màn hình LCD hỗ trợ giao diện mới - DisplayPort. Được thông qua bởi VESA (Tổ chức chuẩn video điện tử ), DisplayPort sẽ là giải pháp thay thế cho các chuẩn DVI, LVDS và thậm chí của VGA.
Một đường dây chuyên sản xuất kinh doanh phần mềm vi phạm bản quyền được xem là lớn nhất toàn cầu vừa bị các cơ quan chức năng bắt giữ trong một chiến dịch truy quét rộng khắp miềm Nam Trung Quốc. Tổng giá trị phần mềm lậu bị bắt giữ trong đợt này lên tới con số 2 tỉ USD.