Từ 2010, Chính phủ Việt Nam sẽ điều hành qua mạng

  • Cập nhật: Thứ năm, 6/3/2008 | 12:00:00 AM

Ngày 5/3/2008, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị “Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước, xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam”. Hội nghị được tổ chức nhằm lấy ý kiến của các chuyên gia đầu ngành CNTT để đẩy nhanh quá trình ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước và xây dựng Chính phủ điện tử.

Đây là Hội nghị được Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) đặc biệt coi trọng và có sự tham gia của Bộ trưởng Bộ TTTT Lê Doãn Hợp cùng 4 Thứ trưởng Bộ TTTT và các chuyên gia hàng đầu về CNTT, những nhà lãnh đạo trong ngành CNTT, Khoa học Công nghệ. Rất nhiều ý kiến tâm huyết đã được trao đổi thẳng thắn để nhằm xây dựng những kế hoạch, chiến lược đẩy mạng ứng dụng CNTT phục vụ nhân dân.
 
Theo báo cáo được ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục ứng dụng CNTT, hiện ở Việt Nam, CNTT được ứng dụng rộng rãi nhưng chủ yếu là các ứng dụng nhỏ, độc lập; Hầu hết các bộ, tỉnh, thành đã có website; Một số dịch vụ hành chính công trực tuyến đã được cung cấp ở mức độ thấp; Nhìn chung đa số các công chức của ta vẫn chỉ sử dụng máy tính và Internet.

Ảnh minh họa

Bộ trưởng Lê Doãn Hợp.

Tuy nhiên trong quá trình phát triển ứng dụng CNTT thời gian qua cũng đã xuất hiện những hạn chế cần khắc phục. Những hạn chế này nằm trong các lĩnh vực: môi trường pháp lý, cơ chế quản lý không phù hợp với đặc thù của CNTT, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng thông tin và cách thức tổ chức thực hiện.
 
Trong báo cáo được ông Phúc trình bày, phía Bộ TTTT cũng đã đưa ra tầm nhìn, lộ trình phát triển của Chính phủ điện tử ở Việt Nam. Theo đó, đến năm 2010, chính phủ sẽ quản lý, điều hành qua mạng (thư điện tử, giao ban trực tuyến, xây dựng được 5 cơ sở dữ liệu). Cũng trong giai đoạn này sẽ cung cấp một số dịch vụ hành chính công trực tuyến (đối thoại trực tuyến, biểu mẫu điện tử, 100% công chức sẽ có thư điện tử). Đến năm 2015 sẽ cung cấp các dịch vụ hành chính công cơ bản trực tuyến (đăng ký, cấp phép, thanh toán qua mạng). Đến năm 2020, Việt Nam sẽ có Chính phủ tích hợp (I-Gov), tích hợp cung cấp các dịch vụ hành chính công liên cơ quan, tích hợp hoàn toàn các hệ thống thông tin.
 
Giảm “alô”, tăng thư điện tử, giảm họp hành
 
Đề cập tới vấn đề đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các cơ quan Nhà nước, Tiến sỹ Đỗ Xuân Thọ, Chủ tịch Hội tin học Việt Nam cho rằng đây là vấn đề khó khăn. Ứng dựng CNTT không phải là vấn đề kỹ thuật, mà là vấn đề nghiệp vụ; phải có cuộc cách mạng ứng dụng CNTT, phải giải quyết vấn đề cách làm việc, làm sao để người lãnh đạo cao nhất phải có quyết tâm, thấy sự cần thiết của ứng dụng CNTT. 
 
Là người đã nhiều năm gắn bó với ngành CNTT của nước nhà, Tiến sỹ Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng Bộ BCVT cho ý kiến: "Trên thực tế, cuộc sống IT vẫn đang tràn ngập vào Việt Nam và những người thông minh họ đang hưởng lợi, cho dù các cơ quan nhà nước vẫn quan liêu. Ứng dựng CNTT trong các cơ quan Nhà nước là rất chậm, còn ở ngoài xã hội nó vẫn đang tự động phát triển và có rất nhiều ích lợi”. Tiến sỹ Mai Liêm Trực cũng đưa ra những ví dụ rất sinh động: tại sao ngành Hàng không, Ngân hàng, Thuế, Hải quan,… họ ứng dựng CNTT rất mạnh và thành công? Câu trả lời được ông đưa ra là: Nếu không ứng dụng CNTT thì họ không thể điều hành, hoạt động, họ sẽ bị chậm chễ.

 Ảnh minh họa
Tiến sỹ Mai Liêm Trực.

Theo đánh giá của Tiến sỹ Mai Liêm Trực, khi đưa ứng dụng CNTT vào các lĩnh vực hành chính công thì lĩnh vực này sẽ minh bạch hơn, sạch sẽ hơn. Khi đã cung cấp thông tin lên mạng rồi thì nhân dân biết và sẽ giảm cò mồi, nhũng nhiễu. Trong thời gian qua chúng ta vẫn rất chậm chạp, lừng khừng và hời hợt trong đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào những lĩnh vực hành chính công. Chính phủ điện tử phải bắt đầu từ chính quyền cơ sở, các Sở ở địa phương.
 
Tiến sĩ Mai Liêm Trực cho rằng cần giảm “alô”, tăng thư điện tử, giảm họp hành. Lý giải cho vấn đề này, ông cho rằng nếu chuyển mệnh lệnh qua thư công tác thì chậm, nếu alô thì cấp dưới có thể quên, không diễn đạt hết, nhưng nếu qua thư điện tử, chúng ta có thể trình bày rõ ý, dài hơn và chính xác.
 
Thành công của ứng dựng CNTT là rất lớn
 
Theo Bộ trưởng Bộ TTTT Lê Doãn Hợp, thành công của ứng dụng CNTT trong thời gian qua ở Việt Nam là rất lớn. Các cơ quan thông tin đại chúng cần chú ý tuyên truyền cả hai mặt của lĩnh vực này.
 
Về những ý kiến được đưa ra tại Hội nghị, Bộ trưởng đã tỏ ý đồng tình rất cao. Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng thừa nhận các phương án được Bộ đưa ra vẫn nặng về kỹ thuật, dè dặt, khiêm nhường, ứng dụng CNTT còn chậm. Ứng dụng CNTT cần phải gắn với cải cách hành chính, trách nhiệm của người đứng đầu là rất quan trọng. Thúc đẩy ứng dụng CNTT chính là để phát triển kinh tế, xã hội, cải cách hành chính tất cả là vì dân và vì doanh nghiệp.
 
Cũng theo Bộ trưởng Lê Doãn Hợp, trong quá trình ứng dụng CNTT vào cơ quan Nhà nước, chúng ta cần đột phá vào cơ chế trách nhiệm, cơ chế tài chính.

(Theo VnMedia)

Các tin khác
Chương trình Internet An toàn giáo dục cho trẻ em về những nguy hại của mạng Internet.

Ủy ban châu Âu đang chi ra 55 triệu Euro để làm cho Internet trở nên an toàn hơn đối với trẻ em. Số tiền này sẽ được chi trong vòng hơn 4 năm cho những hoạt động giáo dục và những cách thức để bảo vệ trẻ em khỏi các nội dung không phù hợp hay bị quấy rối trên mạng.

Theo lời Microsoft, các tính năng bảo mật cải tiến của hệ điều hành Windows Server 2008 chính là một trong những lý do thuyết phục nhất để người dùng nâng cấp lên sản phẩm này, càng sớm càng tốt.

Phó chủ tịch Microsoft Jean-Philippe Courtois.

Lãnh đạo cấp cao của Microsoft và Yahoo đã có những cuộc đàm phán chi tiết về cơ hội sáp nhập. Đó là những gì mà Phó chủ tịch Microsoft, Jean-Philippe Courtois, đã tiết lộ trong một cuộc họp báo diễn ra ngày 28/2.

Phần mềm có thể nhận biết sự hạnh phúc trên gương mặt nàng Monalisa.

Mới đây, các kỹ sư tin học đã tạo ra phần mềm máy tính có khả năng nhận biết cảm xúc của con người. Phần mềm có thể nhận ra niềm hạnh phúc, sự phẫn nộ, sự sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, buồn bã với sự chính xác lên đến 85%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục