Chốn kỷ niệm

  • Cập nhật: Thứ hai, 21/5/2018 | 7:55:20 AM

YBĐT- "Cây đa Bảo đổ rồi mày ạ! Lốc to quá! Nhà cái Nga sập rồi, may không ai làm sao, giờ đang mất điện!". Đọc tin nhắn, tôi bất giác lạnh buốt sống lưng. Nhấc máy lên thông báo cho cô bạn thân, nghe nỗi ngùi ngùi lan qua 300 km, tan vào nhau, thảng thốt.


Nói đến cây đa Bảo, không ai trong dải đất Đông Hồ này không biết. Nghe người lớn nói ngay từ khi còn nhỏ họ đã thấy nó to như bây giờ rồi, bao năm nay vẫn thế, đường hoàng đứng cạnh sông, choãi những cánh tay về nhiều phía như muốn ôm trọn mảnh đất này vào lòng.

Khác với nhiều nơi, quê tôi, người ta không sợ mà quý.

Nhà bạn tôi, như bao nhà khác, ở dưới gốc đa. Trong vòng ôm bao la của những nhánh tay, bố mẹ bạn tôi cùng họ xuống sông múc sỏi, tạo bồn, trồng những viền cỏ và dựng lên những chiếc chòi lá cọ. Từ dưới tán lá cọ, chảy ra êm đềm vô tận những bài ca cách mạng, bản giao hưởng không lời, nhạc Trịnh mà mỗi lần đến chơi tôi thường nghe không chán.
 
Cũng từ dưới tán cọ ấy, những thứ được tạm gọi là đặc sản bày bán la liệt. Nào rượu táo mèo, rượu đinh lăng, rượu ngô, rượu rắn. Nào ngô tươi, ngô luộc, măng sặt, măng tre, táo, ổi, đu đủ và dưa chuột, trai, hến, trùng trục. Sở dĩ bán vậy mà không thành chợ bởi vì chủ yếu là bán cho khách qua đường, khách đi xe khách đỗ lại nghỉ ngơi, chứ mấy thứ ấy quê tôi nhà ai không có!

Dưới gốc đa ấy, tôi từng ngồi rất lâu, mân mê những viên sỏi nhỏ, lơ đãng nghe nhạc, nhìn những vân sỏi mà mơ mộng rằng, đó là những mê lộ dẫn vào xứ sở của nàng Alice bé bỏng. 

Cũng dưới gốc đa ấy, có một cái tay đa giống như cái võng đu là là mặt nước. Chỗ ấy là một cái bến nhỏ, nước nông. Ngồi trên cái nhánh xòa ấy, khỏa chân vào nước, nghe chim ríu ran trên đầu cũng là cái thú của mấy đứa tôi.

Tuổi thơ êm đềm trôi. Có bao nhiêu cuộc họp lớp đã diễn ra ngay dưới gốc đa này? Có bao đôi uyên ương đã kết thành phu phụ sau lời tỏ tình bằng một cái chạm tay đồng ý dưới vành lá cọ? Có bao nhiêu nhung nhớ, giận hờn rồi tha thứ từng diễn ra dưới gốc đa đó? Tôi không biết. Chỉ biết mỗi khi có dịp hội ngộ, câu mà người ta chắc chắn nói đến là: "Hẹn nhau ở gốc đa nhé!”.

Vậy nhưng...
 
Nghe rằng, lốc đến đột ngột như chớp giật, trước đó 15 phút trời vẫn không một gợn mây.

Nghe rằng, gió to lắm, giật phăng bao mái tôn, xé rách những cây bàng, quật nát bao tán xoài đang lúc lỉu để rồi sớm sau nhà nào nhà nấy lông lốc quả non khắp đất.

Nghe rằng, bạch đàn nhiều cây bị vặn ngang ngọn, cả đồi níu nhau rạp xuống sát đất, thậm chí còn bửa gốc, không chắc đã ngóc đầu lên mà sống được.

Nghe rằng cây đa Bảo đổ, không lấy đi sinh mạng của ai cả.

Và nghe rằng, thật may, vẫn còn một nhánh trụ được

Chiều. Xem ảnh. Rưng rưng.

Hà Ngọc

Các tin khác
Đại diện Nhóm Kết nối trẻ trao tiền hỗ trợ xây dựng Nhà nhân ái cho hộ gia đình anh Nguyễn Quang Vừa.

Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam huyện Lục Yên và Nhóm kết nối trẻ vừa phối hợp với UBND xã Minh Xuân tổ chức trao tiền hỗ trợ xây dựng Nhà nhân ái cho hộ gia đình anh Nguyễn Quang Vừa ở thôn Nà Khà.

Trần Tuấn Anh bên góc học tập tại nhà.

"Bẻ lái" sang Tin học năm lớp 10, Tuấn Anh trở thành học sinh duy nhất không thuộc trường chuyên được chọn vào đội tuyển Olympic Tin học châu Á - Thái Bình Dương.

Đỗ Thị Thu Thảo ở Mỹ. Ảnh: Nhân vật cung cấp

15 năm sau khi giành huy chương bạc Olympic Toán quốc tế (IMO), Đỗ Thị Thu Thảo tốt nghiệp tiến sĩ Toán học ở MIT, chuyển từ nghiên cứu sang làm cho công ty tài chính.

Nguyễn Quốc Nhật Minh (trường THPT Chuyên Hùng Vương) cũng là thí sinh đầu tiên mang cầu truyền hình chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia về với tỉnh Gia Lai.

Giành 250 điểm ở cuộc thi quý 2 Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24, Nguyễn Quốc Nhật Minh (trường THPT Chuyên Hùng Vương, Gia Lai) đã mang cầu truyền hình trận chung kết năm đầu tiên về với tỉnh Gia Lai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục