Quán quân Olympia 2019: “Em không dao động tư tưởng"

  • Cập nhật: Thứ tư, 9/10/2019 | 11:09:27 AM

Trở về từ Cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia, Trần Thế Trung cho biết, cuộc sống của em có nhiều thay đổi. Kèm theo đó, có nhiều người soi xét hành động, thậm chí một số phần tử phản động tuyên truyền hòng làm thay đổi tư tưởng của em.

Quán quân Olympia 2019 chia sẻ tại Tọa đàm “Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ hiện nay”
Quán quân Olympia 2019 chia sẻ tại Tọa đàm “Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ hiện nay”

Chia sẻ tại Tọa đàm trực tuyến "Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ hiện nay” do Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức ngày 8/10, Trần Thế Trung (học sinh Trường THPT Phan Bội Châu, Nghệ An) cho biết, việc trở thành quán quân Cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia 2019 khiến cuộc sống của em có nhiều sự thay đổi.

Có nhiều người quan tâm đến em hơn, có nhiều bạn học sinh lấy em làm động lực học tập và mong muốn được em chia sẻ kinh nghiệm. Tuy nhiên, kèm theo đó cũng có nhiều người chú ý, soi xét hành động, lời nói của em.

"Thậm chí trên mạng xã hội cũng có một số phần tử phản động theo dõi, tuyên truyền để hòng làm thay đổi tư tưởng của em nhưng em không dao động”, quán quân Olympia cho biết.

Theo Trung, sự bình tĩnh, tự tin và bản lĩnh là những đức tính cần thiết trong cuộc sống. "Sự bình tĩnh giúp mình suy nghĩ thông suốt hơn, tập trung hơn, không vội vàng, hấp tấp. Việc tự tin vào bản thân sẽ tạo cho mình động lực để làm được mọi việc dù lớn hay nhỏ.

Nếu mất bình tĩnh sẽ dẫn đến bộp chộp, thiếu chín chắn hoặc hoảng loạn khi gặp vấn đề. Còn nếu tự ti sẽ dẫn đến không dám làm gì. Đặc biệt, trong khó khăn ta lại càng cần sự bình tĩnh, tự tin để giúp bản thân "đề kháng” mọi cám dỗ, vững bước vượt qua khó khăn”.

Trả lời câu hỏi về dự định sau khi học tập tại Úc, Trung cho biết câu hỏi này em đã nhận được rất nhiều sau khi giành quán quân chương trình Đường lên đỉnh Olympia và cũng là câu hỏi đeo đuổi các quán quân của chương trình trong suốt 19 năm qua.

Trung chia sẻ việc ở lại nước Úc hay quay trở về Việt Nam là quyền lựa chọn của mỗi người. "Nhiều quán quân cảm thấy ở lại có điều kiện để sinh sống, phát triển khả năng của mình và đóng góp nhiều hơn cho nhân loại thì việc ở lại cũng là chuyện tốt”.

Tuy nhiên, với cá nhân Trung, em quyết định trở về vì cảm thấy rất gắn bó với đất nước Việt Nam và ngành học của em khi trở về có thể tiếp tục phát huy tốt trên đất nước mình.

"Trong thời buổi công nghệ thông tin như hiện nay, báo chí truyền thông vẫn đóng vai trò rất quan trọng trong việc định hướng dư luận. Em nghĩ, với khả năng của mình, sau khi học xong ở Úc, em có thể quay trở về Việt Nam để giúp cho một số tờ báo địa phương hoặc có thể xin làm ở các các đài truyền hình để tiếp tục được cống hiến, đóng góp công sức ngay trên chính mảnh đất quê hương mình”, Trung chia sẻ.

Quán quân Olympia 2019:
 
Trần Thế Trung vô địch Đường lên đỉnh Olympia năm 2019

Chia sẻ về niềm đam mê với môn Lịch sử, Trần Thế Trung cho biết đây là môn học em yêu thích nhất và khẳng định Lịch sử không phải là môn học chỉ nhớ sự kiện, địa điểm, dấu mốc mà là môn học để tư duy, từ đó rút ra kinh nghiệm cho hiện tại.

"Theo em, học lịch sử để nhận thức được lịch sử, vận dụng vào hiện tại theo sự vận động phát triển của xã hội. Tìm hiểu lịch sử còn là để tự hào về những thành tựu của ông cha trong quá trình dựng nước và giữ nước. Từ những hoàn cảnh lịch sử cụ thể có thể suy ra tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam và thế giới, hiểu được thực tại xung quanh mình”.

Quán quân Olympia cho hay, em có niềm đam mê với môn Lịch sử ngay từ khi còn nhỏ với sự hỗ trợ rất nhiều từ bố.

"Từ lúc còn là học sinh tiểu học, bố đã mua cho em một số cuốn sách lịch sử rất hay. Em ấn tượng nhất với sự kiện được cho là Trần Thủ Độ ám sát vua Lý Huệ Tông. Em cứ thế tìm hiểu và nhờ đó, em có thể giành được câu hỏi 30 điểm trong trận chung kết Olympia. Có thể nói, công lớn nhất thuộc về bố em”, Thế Trung chia sẻ.

(Theo vietnamnet)

Các tin khác

Khang A Tủa trở thành sinh viên của Đại học Fulbright Việt Nam (FUV) năm 25 tuổi – già hơn tất cả các bạn đồng môn của mình.

Thào A Khay ngày nào đã trưởng thành, vào đại học và bà Trương Mỹ Hoa, Nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quỹ học bổng Vừ A Dính.

Khi cơn lũ dữ quét qua và cướp mất cha mẹ, ông bà, Thào A Khay chỉ mới 6 tuổi, chỉ biết mỗi tiếng Mông, không biết tiếng Kinh.

Em Trần Ngô Toàn chế tạo thành công Máy chuốt cọng lá dừa mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Sản phẩm Máy chuốt cọng lá dừa, với năng suất gấp 5-6 lần lao động thủ công của học sinh Trần Ngô Toàn đã đoạt giải Ba Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 15 (Vifotec 2018-2019).

Ảnh minh họa.

Tôi thực sự lúng túng trước những câu hỏi của ông chú xung quanh những hình xăm trên người đứa em dâu tương lai vừa ra mắt họ hàng. Coi hình xăm trên người là chuyện bình thường ư? Chắc không được. Bảo nó hư hỏng thì sao? Biết lấy gì làm dẫn chứng. Thôi đành ngồi vào bàn viết, kể lại câu chuyện này để mọi người tư vấn giúp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục