Nhóm sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội chế tạo máy rửa tay có thể tự động phun dịch sát khuẩn dưới dạng sương mù nhờ cảm biến siêu âm.
|
Sinh viên Dương Thế Long (trái) và Lưu Văn Thạo (phải) cùng hai phiên bản của máy rửa tay tự động.
|
Hai tuần trước khi trường cho nghỉ tránh Covid-19, Dương Thế Long, sinh viên năm hai khoa Chế tạo Máy, cùng ba người bạn đã không về quê, ở lại trường thực hiện ý tưởng chế tạo sản phẩm máy rửa tay khử khuẩn tự động. Nhóm sinh viên muốn chế tạo thiết bị này vì thấy bạn bè gặp bất tiện khi phải xếp hàng đợi để rửa tay và không tránh khỏi nguy cơ lây nhiễm từ việc cùng tiếp xúc với bề mặt thiết bị khử khuẩn tại nơi công cộng.
Máy được thiết kế gồm bộ xử lý trung tâm, cảm biến và động cơ đầu ra. Hoạt động dựa trên cảm biến siêu âm, khi người sử dụng đưa tay vào máy, hệ thống bơm áp lực sẽ đẩy dung dịch sát khuẩn ra dưới dạng sương mù.
Quá trình hoạt động và kết thúc của máy bơm hoàn toàn tự động, giúp người sử dụng vừa rửa sạch tay mà không cần thực hiện bất kỳ thao tác nào để tránh tiếp xúc với bề mặt máy, qua đó giảm nguy cơ lây nhiễm.
Nhóm mất một tuần để cho ra phiên bản thô đầu tiên. Sau quá trình tìm hiểu nghiên cứu và sự góp ý của TS Nguyễn Ngọc Kiên, Phó trưởng bộ môn Chế tạo, nhóm đã cải tiến sản phẩm ở phiên bản tiếp theo với ưu điểm nhỏ gọn, tính thẩm mỹ cao.
Là người theo dõi quá trình chế tạo của nhóm, TS Nguyễn Ngọc Kiên đánh giá cao ý tưởng chế tạo và của sinh viên với tính khả thi và ứng dụng cao, hoàn thành sản phẩm chỉ trong hai tuần. "Máy rửa tay khử khuẩn tự động của nhóm trước tiên sẽ được sử dụng thử nghiệm ở khuôn viên trường trong tuần tới, để đánh giá độ nhạy và hiệu quả của máy", TS Kiên cho biết.
Hiện nhóm tiếp tục nâng cấp sản phẩm, ngoài chức năng rửa tay tự động, máy tích hợp chức năng đo nhiệt độ. Trường hợp thân nhiệt cao, máy sẽ chụp ảnh và gửi về máy chủ bằng công nghệ IoT, giúp cập nhật nhanh tình trạng sức khỏe của người dùng.
Với những ưu thế nhỏ gọn, sử dụng nhanh chóng, hoàn toàn tự động, tránh tiếp xúc với bề mặt, nhóm mong muốn sản phẩm sẽ được doanh nghiệp tham gia hỗ trợ sản xuất, ứng dụng rộng rãi ở những nơi công cộng.
(Theo VnExpress)
“Nhà hảo tâm” đặc biệt này là cháu Nguyễn Bình Minh, 8 tuổi, đang học lớp 2D, Trường tiểu học Trần Phú, thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên.
Từ chối vị trí giám đốc đại diện của một công ty dược, Phượng chọn quay về chính nơi mình sinh ra để làm cô giáo với mong muốn “trả món nợ ân tình mà nhà nước và quê hương đã nuôi mình trong suốt quãng thời gian đi học”.
Sáng kiến máy rửa tay diệt khuẩn tự động của em Dương Phúc Hiếu (lớp 12 Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị) đã nhận được nhiều lời khen ngợi của bạn bè, thầy cô.
Với khả năng tính toán nhanh, Vũ Quốc Anh (trường THPT Ngô Gia Tự, Đăk Lăk) giành vé vào chung kết Olympia năm thứ 20 với 300 điểm.