Khẳng định sức sáng tạo của học trò Yên Bái

  • Cập nhật: Thứ ba, 3/11/2020 | 7:49:44 AM

YênBái - Từ năm học 2018 - 2019, đôi bạn Phạm Ngọc Phương Thảo và Nguyễn Trần Quốc Anh - học sinh Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành đã ra mắt trợ lý ảo GitDo - một ứng dụng phần mềm học tập online cho học sinh với các chức năng tự động hóa nhờ áp dụng trí tuệ nhân tạo. Đây chỉ là một trong số hàng trăm các sáng kiến, giải pháp mà học sinh Yên Bái đã nghiên cứu, sáng tạo trong thời gian qua.

Học sinh Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành nghiên cứu khoa học - kỹ thuật với sự hỗ trợ từ giáo viên.
Học sinh Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành nghiên cứu khoa học - kỹ thuật với sự hỗ trợ từ giáo viên.

Từ năm học 2018 - 2019, đôi bạn Phạm Ngọc Phương Thảo và Nguyễn Trần Quốc Anh - học sinh Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành đã ra mắt trợ lý ảo GitDo - một ứng dụng phần mềm học tập online cho học sinh với các chức năng tự động hóa nhờ áp dụng trí tuệ nhân tạo. 

Sau 2 năm hoạt động, GitDo nhận được sự tương tác từ phía học sinh, giáo viên, nhân viên, cán bộ trong nhà trường. 

Với đặc điểm đặc trưng của một ChatBot (một chương trình kết hợp với trí tuệ nhân tạo để tương tác với con người), trợ lý ảo GitDo đã đáp ứng những yêu cầu của học sinh trong trường, bao gồm: gửi các thông báo, nhắc nhở về sự đổi mới lịch dạy thay, thời khóa biểu, nội quy, các thông báo đột xuất của nhà trường; hỗ trợ giải quyết các khúc mắc trong quá trình xử lý bài tập trong sách giáo khoa; cung cấp nguồn kiến thức ôn thi, tài liệu tham khảo thông qua các từ khóa; trò chuyện vui cùng các học sinh giúp giải tỏa stress. 

Em Phạm Ngọc Phương Thảo chia sẻ: "Khác hẳn những gì mọi người từng ấn tượng về các biện pháp hỗ trợ giáo dục và học tập, GitDo được chúng em phát triển để trở thành 1 người trợ lý, 1 người bạn, 1 đối tượng hỗ trợ học tập lý tưởng bậc nhất với các học sinh. Giải pháp này có thể dành cho tất cả các trường THPT trên địa bàn với mong muốn có một cách tiếp cận gần gũi với học sinh của mình hơn về việc trao đổi thông tin, cũng như hỗ trợ học sinh học tập một cách thuận lợi nhất”.

Dự án Hệ thống nước nóng năng lượng mặt trời của nhóm tác giả Lê Thái Dương, Trường THPT Thác Bà (Yên Bình) đã tận dụng nguồn năng lượng mặt trời để tạo ra hệ thống nước nóng có thể hoạt động tốt với giá thành rẻ, an toàn, thân thiện với môi trường. 

Hệ thống là thiết bị khép kín không sử dụng nguồn điện ngoài hay bất cứ nhiên liệu gây ô nhiễm môi trường gồm: khung đỡ bằng sắt, ống hấp thụ nhiệt, pin năng lượng mặt trời, bình bảo ôn, ống dẫn nước, máy bơm, tấm kính hấp thụ nhiệt, cảm biến sensor nhiệt đóng ngắt mạch điện theo yêu cầu… 

Hoạt động của hệ thống dựa trên nguyên lý đối lưu nhiệt tự nhiên và hiệu ứng lồng kính giúp biến đổi quang năng thành nhiệt năng. Thiết bị được thiết kế theo mô đun có thể ghép nhiều máy vào thành một tập hợp nhiều thiết bị để tăng lượng nước có thể sử dụng. Với giá 1,5 triệu đồng đã có thể tạo nước nóng với nhiệt độ 60-70oC thích hợp với những người thu nhập thấp hoặc sống ở những nơi không có điện.

Đây chỉ là hai trong số hàng trăm các sáng kiến, giải pháp mà học sinh trong tỉnh đã nghiên cứu, sáng tạo trong thời gian qua. Bên cạnh đó, còn nhiều giải pháp mang tính ứng dụng cao, giải quyết nhiều vấn đề trong cuộc sống thực tiễn, khẳng định sức sáng tạo của thanh thiếu niên trong tỉnh như: máy xé măng, máy may cho người khuyết tật của học sinh Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành; thiết kế và lắp đặt máy phát điện gió mini tại thôn bản chưa có điện lưới quốc gia của học sinh Trường TH&THCS Bản Lừu (Trạm Tấu)...  

Việc khuyến khích, phát huy tính sáng tạo, say mê nghiên cứu trong học sinh thường xuyên được các nhà trường quan tâm, tạo điều kiện. Mới đây, có Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái và Trường THPT Chu Văn An đã xây dựng mô hình không gian khoa học, công nghệ với sự tham gia của 30 học sinh. 

Đây là môi trường để các em học sinh mới tham gia bắt đầu nghiên cứu về khoa học - kỹ thuật, trau dồi kỹ năng, hình thành tư duy sáng tạo để tạo ra sản phẩm cho riêng mình dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ của giáo viên và những học sinh đã có kinh nghiệm.

H.A

Tags sức sáng tạo học trò Yên Bái

Các tin khác
Cậu bé toán học Lê Hoàng Nhật Đình không chỉ có thành tích khủng về học tập mà em còn là nòng cốt trong các hoạt động Đoàn, Đội ở trường.

Em Lê Nguyễn Hoàng Nhật Đình, học sinh lớp 6C, trường Trung học Cơ sở Nguyễn Thái Bình, thành phố Cà Mau, đã thể hiện khả năng thiên phú và niềm yêu thích với các con số ngay từ khi còn rất bé.

Hạnh là học sinh khá, giỏi trong nhiều năm.

Chiều tối, Hạnh gập màn hình laptop, đi lại phía chiếc máy giặt vừa xong mẻ quần áo. Cậu lom khom nhón chân, lấy từng chiếc áo trong máy ra, ngồi xuống ghế rồi luồn vào móc để treo lên giá phơi.

Ngay từ khi học THCS, Lê Nhật Minh đã có ước muốn nghiên cứu phương thuốc chữa bệnh ung thư. Hơn 1 năm sau, em tìm ra phương pháp giúp ức chế tế bào gốc ung thư, giành HCV cuộc thi WICO 2020.

Cái hay của việc có nhiều tiền là bạn có thể mua cho mình cả một cái máy bay nếu thích. Nhưng nếu có quá nhiều tiền thì sao? Việc tiêu tiền cũng chưa hẳn đã dễ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục