Yên Bái: Giúp học Sử hiệu quả từ ý tưởng sa bàn Chiến dịch Điện Biên Phủ

  • Cập nhật: Thứ hai, 19/7/2021 | 7:44:53 AM

YênBái - Bằng những vật dụng và cả phế liệu lượm lặt được, nhóm học sinh Lớp 8A, Trường THCS Cổ Phúc (Trấn Yên) đã làm được chiếc sa bàn hoành tráng tái hiện Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử, giúp người học hứng thú, dễ nhớ, dễ thuộc bài từ việc tái hiện các trận đánh hết sức chi tiết, sinh động. Hơn nữa, hình thức học tập bằng mô hình này có thể sử dụng trong nhiều môn học khác.

Em Vũ Hoài Thương - trưởng nhóm tác giả bên sa bàn Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Em Vũ Hoài Thương - trưởng nhóm tác giả bên sa bàn Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Đâu đó có ý kiến cho rằng hiện nay vị trí của môn Lịch sử ở trường phổ thông chưa thực sự được coi trọng, nhiều học sinh chưa thực sự hứng thú đối với môn học, thái độ học tập mang tính đối phó… thì những năm qua, thầy và trò tỉnh Yên Bái đã có nhiều sáng kiến trong dạy và học môn này khiến môn học trở thành niềm yêu thích của nhiều học sinh. Đơn cử, nhóm học sinh Trường THCS Cổ Phúc, huyện Trấn Yên đã có sáng kiến làm sa bàn các trận đánh để việc học lịch sử hấp dẫn và hiệu quả hơn. 

Bằng những vật dụng và cả phế liệu lượm lặt được, nhóm học sinh Lớp 8A, Trường THCS Cổ Phúc đã làm được chiếc sa bàn hoành tráng tái hiện Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử. 

Chia sẻ về ý tưởng làm sa bàn Chiến dịch Điện Biên Phủ, em Vũ Hoài Thương -  học sinh Lớp 8A, Trường THCS Cổ Phúc, trưởng nhóm tác giả cho biết: "Từ mong muốn làm sao để các bạn yêu thích môn học này, mỗi giờ học thêm hấp dẫn cùng với sự khích lệ của thầy cô và ý kiến của bạn bè, chúng em đã thêm tự tin, hoàn thành sơ đồ học tập môn Lịch sử. 

Sa bàn Chiến dịch Điện Biên Phủ được hoàn thành với bộ nguồn từ máy tính thanh lý, những mảnh xốp lót hàng, bóng led từ biển quảng cáo cháy nguồn, thân cây khô. Chỉ số ít tấm nền lót và khung viền, đinh vít, keo gắn, màu, len sợi là chúng em phải mua với số tiền ít ỏi”. 

Sau khi có nguyên vật liệu, các em đã tiến hành từng công đoạn một cách tỉ mẩn và khoa học để hoàn thành chiếc sa bàn đầy ý nghĩa, có độ bền và tính ứng dụng cao trong học tập và giảng dạy. Chia sẻ về động lực nhóm thực hiện sa bàn, em Vũ Hoài Thương cho biết: "Ở trường em, học sinh luôn được thầy cô tôn trọng và đánh giá cao những hoạt động, tư duy sáng tạo. Điều này thúc đẩy, kích thích niềm say mê học tập. Thầy cô cũng luôn tạo mối quan hệ gần gũi, thân thiện với học sinh nên dễ dàng phát hiện những tố chất riêng. Đây là động lực lớn cho em và các bạn hình thành ý tưởng thiết kế sa bàn một trận đánh cụ thể, để học Sử không khô khan và nhàm chán”. 

Trực tiếp hướng dẫn học sinh làm dự án, cô Đỗ Thị Minh Nguyệt - giáo viên môn Lịch sử, Trường THCS Cổ Phúc cho biết: "Phương pháp dạy lịch sử trong nhà trường chưa thực sự giúp học sinh dễ nhớ, dễ hiểu. Phần lớn các tiết dạy chủ yếu sử dụng trình chiếu sơ đồ, biểu bảng, lược đồ nên chưa giúp học sinh cảm nhận hết các trận đánh tiêu biểu. Để tăng tính hấp dẫn cho môn học, học sinh luôn được khuyến khích phát huy tính sáng tạo. Sa bàn quân sự cung cấp cho mọi người về những chiến tích lịch sử, tái hiện lại diễn biến trận đánh một cách sinh động nhất. Chính vì thế, ý tưởng làm sa bàn Chiến dịch Điện Biên Phủ của em Vũ Hoài Thương và nhóm được các thầy cô đánh giá cao và hỗ trợ thực hiện”. 

Đánh giá về sa bàn Chiến dịch Điện Biên Phủ của học sinh Trường THCS Cổ Phúc, ông Vũ Quốc Long - Trưởng phòng Giáo dục -Đào tạo huyện Trấn Yên cho biết: "Mô hình được các em tái hiện rất rõ, giúp người học hứng thú, dễ nhớ, dễ thuộc bài từ việc tái hiện các trận đánh hết sức chi tiết, sinh động. Với hình thức học tập bằng mô hình này, tôi cho rằng có thể sử dụng trong nhiều môn học khác”. 

Thanh Vy

Tags Yên Bái Trấn Yên môn Lịch sử Trường THCS Cổ Phúc học Sử ý tưởng sa bàn Chiến dịch Điện Biên Phủ

Các tin khác
Đoàn viên thanh niên làm cầu giao thông nông thôn

Ngày 18/7, tuổi trẻ cả nước đã thực hiện nhiều công trình phần việc trong Ngày cao điểm "Tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới" và khởi động chương trình vì một Việt Nam xanh giai đoạn 2021-2025 "Trồng 100 triệu cây xanh". Trong đó, nhiều cây cầu, nhiều tuyến đường nông thôn được xây dựng.

Giải thưởng năm nay ưu tiên các nhóm tiêu chí chỉ số kinh doanh, đổi mới sáng tạo... (Trong ảnh, Top 200 doanh nghiệp giành Giải thưởng năm 2018)

Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam chính thức phát động Giải thưởng Sao Vàng đất Việt năm 2021. Các doanh nghiệp tham gia và giành Giải thưởng được hưởng nhiều quyền lợi như tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, sử dụng tem Sao Vàng đất Việt tích hợp công nghệ mã QR...

Thuộc top 5 cuộc thi “Nét đẹp sinh viên” do Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, sở hữu gương mặt sáng, nhẹ nhàng, Trúc Quỳnh đã gây ấn tượng với mọi người không chỉ bởi ngoại hình mà còn bởi sự duyên dáng, tài năng.

Đoàn sinh viên tình nguyện và cán bộ Trường đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương thể hiện quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ trước khi lên đường vào TP.HCM chống dịch.

TS.BS Đinh Thị Diệu Hằng - Hiệu trưởng Trường đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương - cho biết đã yêu cầu các thành viên trong đoàn tình nguyện tại TP.HCM tập trung cao nhất cho nhiệm vụ dập dịch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục