Hơn 35.700 lao động đi làm việc ở nước ngoài trong 4 tháng đầu năm

  • Cập nhật: Thứ tư, 6/5/2015 | 2:09:40 PM

Theo số liệu mới nhất của Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội), trong 4 tháng đầu năm, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 35.709 lao động, đạt 37,58% kế hoạch năm 2015 và bằng 103,93% so với cùng kỳ năm ngoái.

Lao động Việt Nam trở về từ Lybia.
Lao động Việt Nam trở về từ Lybia.

Chỉ riêng trong tháng 4, tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài là 9.943 lao động. Trong đó, thị trường Đài Loan (Trung Quốc) vẫn dẫn đầu về tiếp nhận số lượng lao động Việt Nam với 6.631 lao động, tiếp đến là Nhật Bản (2.059), Malaysia (556), Saudi Arabia (350), Hàn Quốc (187)...

Đài Loan (Trung Quốc) tiếp tục được xác định là thị trường xuất khẩu lao động trọng điểm. Đây là thị trường tiếp nhận nhiều lao động phổ thông, có mức lương cơ bản khá tốt so các thị trường hiện có. Đây cũng là thị trường có hành lang pháp lý bảo vệ người lao động đầy đủ từ cả hai phía và có sự phù hợp trên nhiều phương diện với nguồn lực lao động Việt Nam hiện nay.

Ngoài ra, trong tháng 4, xuất khẩu lao động có nhiều tín hiệu vui từ thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc.

Nhật Bản đã ra thông báo triển khai chương trình tiếp nhận lao động xây dựng người nước ngoài đối với những người đã hoàn thành 3 năm thực tập sinh kỹ năng ngành xây dựng. Như vậy, nhưng người đã hoàn thành thực tập kỹ năng ngành xây dựng tại Nhật Bản sẽ được phép quay trở lại đây làm việc. Ngoài ra, Nhật Bản còn có nhu cầu tiếp nhận lao động có trình độ cao như kỹ sư thiết kế, kỹ sư cơ khí, điều dưỡng, hộ lý.

Đối với thị trường Hàn Quốc, trong khuôn khổ hợp tác lao động giữa Việt Nam và Hàn Quốc, ngày 10/4, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc đã ký lại Biên bản ghi nhớ đặc biệt (MOU đặc biệt) về phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình cấp phép việc làm (EPS) của Hàn Quốc. Trong đợt tuyển dụng theo MOU đặc biệt này, phía Hàn Quốc đồng ý để Việt Nam đưa lên mạng 5.400 hồ sơ, và tối đa 2.900 lao động sẽ được lựa chọn sang Hàn Quốc làm việc trong các ngành nghề sản xuất chế tạo, xây dựng, và nông nghiệp.

                                                                        (Theo TTXVN)

Các tin khác
Các ứng viên tham gia khóa đào tạo tiếng Nhật để được lựa chọn sang Nhật làm việc trong lĩnh vực y tế.

Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội cần hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Nhờ Đề án 1956, nhiều LĐNT đã có việc làm thu nhập ổn định.
Ảnh: Giờ thực hành lớp cơ khí Trường trung cấp Nghề dân tộc nội trú Nghĩa Lộ.

YBĐT - Những năm gần đây, kinh tế huyện Văn Yên có bước chuyển biến đáng khích lệ và cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo công nghiệp - dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn. Huyện đã hình thành các khu, cụm sản xuất công nghiệp như: cụm công nghiệp phía tây cầu Mậu A; cụm công nghiệp xã Đông An... huyện cũng đã chú trọng công tác đào tạo nghề cho người lao động. Đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế hiện nay.

Lao động nông thôn học nghề thổ cẩm vừa phát triển kinh tế vừa giữ nghề truyền thống.

YBĐT - Sau 5 năm thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) đến năm 2020”, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã đạt được những kết quả bước đầu góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Dạy nghề cho lao động nông thôn không chỉ ở riêng vùng nào mà là chung cho cả nước.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn phải chi tiết, cụ thể và sát với thực tiễn, nhu cầu của người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục