Phát động cuộc thi "Học nghề và cơ hội trong thế giới việc làm hội nhập quốc tế"

  • Cập nhật: Thứ sáu, 15/5/2015 | 2:00:35 PM

Từ ngày 1/8 đến ngày 30/9/2015, tất cả học sinh, sinh viên đang học nghề tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên phạm vi cả nước có thể gửi video và ảnh tham dự cuộc thi “Học nghề và cơ hội trong thế giới việc làm hội nhập quốc tế” do Hội đồng Anh phối hợp với Tổng cục Dạy nghề tổ chức.

Tổng cục Dạy nghề vừa thông báo phát động cuộc thi “Học nghề và cơ hội trong thế giới việc làm hội nhập quốc tế”.

Cuộc thi nhằm tăng cường nhận thức của xã hội, giúp các bạn trẻ có nhận thức đúng về định hướng nghề nghiệp và sự cần thiết của việc trang bị các kỹ năng nghề, quan tâm đến học nghề.

Chủ đề của cuộc thi là Hội nhập ASEAN 2015 và hội nhập quốc tế là cơ hội để các bạn trẻ tham gia vào một thế giới việc làm quốc tế, cơ hội làm việc trong các công ty đa quốc gia hoặc ra nước ngoài làm việc. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã, đang và sẽ làm gì để giúp các bạn trẻ phát triển năng lực và kỹ năng phù hợp để đón nhận cơ hội hội nhập quốc tế trên.

Với cuộc thi “Học nghề và cơ hội trong thế giới việc làm hội nhập quốc tế”, mỗi nhóm thí sinh tham dự sẽ là Đại sứ của lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, nói lên tiếng nói của mình để trả lời câu hỏi “Cơ hội nào cho sinh viên học nghề trong bối cảnh hội nhập quốc tế?”

Đối tượng dự thi là các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên cả nước; khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở địa phương có hoàn cảnh khó khăn; Mỗi cơ sở giáo dục nghề nghiệp có thể tham gia tối đa 02 sản phẩm dự thi (01 nhóm dự thi phim video và 01 nhóm dự thi ảnh).

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tham dự có thể đăng ký 01 trong 02 hoặc cả 02 sản phẩm dự thi là: phim video ngắn 03 phút và bộ ảnh (tối thiểu 03 ảnh/bộ ảnh). Tối đa mỗi nhóm dự thi có thể gửi 02 video hoặc 02 bộ ảnh.

Sản phẩm dự thi phải cung cấp thông tin về tên và thông tin chi tiết của mỗi thành viên trong nhóm, tên của giáo viên hướng dẫn và tên, địa chỉ, số điện thoại của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nơi thí sinh đang hoặc đã học tập.

Bộ ảnh hoặc clip video ngắn 03 phút phải thể hiện sinh động, hấp dẫn và sáng tạo mục đích quảng bá cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp, hỗ trợ hoạt động tuyển sinh và định hướng hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo hướng đáp ứng nhu cầu của thị trường việc làm mang tính hội nhập quốc tế và đạt chuẩn quốc tế. Đồng thời nêu bật được thế mạnh của các trường đào tạo nghề trong việc đã đang và sẽ giúp các bạn trẻ phát triển năng lực và kỹ năng phù hợp để đón nhận cơ hội trong thế giới việc làm đang ngày càng quốc tế hóa.

Các hình ảnh, nội dung sử dụng trong bài dự thi phải do chính thí sinh thực hiện hoặc dàn dựng, hoặc phải có trích dẫn nguồn tư liệu sử dụng.

Âm nhạc được sử dụng (nếu có) trong các bài thi của thí sinh phải đảm bảo tuân theo các quy định về luật bản quyền. Các thí sinh cần ghi chú rõ nguồn gốc phần âm nhạc được sử dụng trong bài dự thi.

Sản phẩm dự thi không phải là sản phẩm quảng bá trực tiếp cho trường...

Hạn cuối cùng nộp sản phẩm dự thi là 24h00 ngày 30/9/2015.

Theo Ban Tổ chức, tổng giá trị giải thưởng chung cuộc là 155 triệu đồng. Trong đó, có 2 Giải Nhất (mỗi giải trị giá 25 triệu đồng), 2 giải Nhì (mỗi giải trị giá 15 triệu đồng) và 2 giải Ba (mỗi giải trị giá 10 triệu đồng) theo bộ sản phẩm dự thi (Video và bộ ảnh). Ngoài ra, còn có 2 giải phụ: giải cho sản phẩm được bình chọn trực tuyến nhiều nhất (3 triệu đồng), giải cho người bình chọn đoán đúng sản phẩm đạt giải và đúng gần nhất số người bình chọn cho sản phẩm đạt giải trị giá 2 triệu đồng.

Lễ trao giải sẽ được Tổng cục Dạy nghề phối hợp với Hội đồng Anh tổ chức trong quý IV năm 2015.

                                                               (Theo Dangcongsan.vn)

Các tin khác
Lưỡi cày được làm bằng gang hoặc thép, vì vậy để có chiếc lưỡi cày như ý, người thợ cần tạo khuôn mẫu tốt.

YBĐT - Do sinh sống ở vùng núi cao nên đồng bào Mông cần có những nông cụ sắc, bền phục vụ sản xuất. Vì thế, từ lâu người Mông đã có nghề đúc lưỡi cày.

Chỉ tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn khi xác định được nơi làm việc và có khả năng thu nhập cao hơn sau học nghề.

Lao động Việt Nam trở về từ Lybia.

Theo số liệu mới nhất của Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội), trong 4 tháng đầu năm, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 35.709 lao động, đạt 37,58% kế hoạch năm 2015 và bằng 103,93% so với cùng kỳ năm ngoái.

Các ứng viên tham gia khóa đào tạo tiếng Nhật để được lựa chọn sang Nhật làm việc trong lĩnh vực y tế.

Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội cần hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục