14 thí sinh Việt Nam đến Brazil tham gia thi tay nghề thế giới
- Cập nhật: Thứ tư, 5/8/2015 | 1:41:47 PM
Bắt đầu từ chiều ngày 4-8, các thí sinh Việt Nam đã chính thức lên đường đến Brazil để tham dự kỳ thi Tay nghề Thế giới lần thứ 43.
|
Tại buổi họp báo về Lễ xuất quân diễn ra hôm qua, ngày 4-8, Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Huỳnh Văn Tí đã phát biểu và giao nhiệm vụ cho Đoàn Việt Nam với kỳ vọng sẽ mang về huy chương đầu tiên cho Việt Nam trên đấu trường quốc tế.
Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, Kỳ thi diễn ra từ ngày 5 đến 17-8, với 1192 thí sinh đến từ 60 quốc gia trên thế giới, trong đó có 14 thí sinh Việt Nam dự thi ở 13 nghề. Kỳ thi có 50 nghề, bao gồm 46 nghề chính thức và 4 nghề trình diễn được các thí sinh và chuyên gia tranh tài. Cứ hai năm một lần, Kỳ thi tay nghề thế giới lại diễn ra và đây là lần thứ 5 Việt Nam tham gia thi đấu trên thế giới, từ năm 2007 đến nay.
Theo ông Dương Đức Lân - Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, trong lịch sử 60 năm hình thành và phát triển dạy nghề ở nước ta, đến Kỳ thi Tay nghề thế giới lần thứ 39 năm 2007 Việt Nam mới có cơ hội lần đầu tiên tham dự. Mặc dù đoàn đã nỗ lực cố gắng nhưng thành tích mới chỉ là những chứng chỉ kỹ năng nghề, chưa đạt được huy chương nào. Vì vậy, với quyết tâm cao giành huy chương, công tác chuẩn bị đã có nhiều đổi mới, đặc biệt nhất là tiến hành xã hội hóa công tác huấn luyện và tham dự kỳ thi để thí sinh có thể tiếp cận với công nghệ hiện đại theo yêu cầu của đề thi, được trực tiếp cọ xát với thí sinh của các nước khác. Đồng thời, tranh thủ kinh nghiệm, trình độ của các chuyên gia, cựu tuyển thủ nước ngoài trong công tác huấn luyện thí sinh Việt Nam ở một số nghề.
Lần đầu tiên, Tổng cục Dạy nghề phối hợp với các doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp nước ngoài của Nhật Bản, Hàn Quốc… để đào tạo và huấn huyện cho thí sinh, tăng sức mạnh với mục đích lần đầu tiêu chinh phục đỉnh cao, đạt huy chương tại đấu trường nghề thế giới.
(Theo HNMO)
Các tin khác
Theo số liệu mới nhất của Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội), trong bảy tháng, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 68.523 lao động (21.059 lao động nữ) đạt 72,13% kế hoạch năm 2015 và bằng 106,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
YBĐT - 5 năm (2010 - 2015), thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) đã đào tạo nghề cho trên 2.526 lao động nông thôn, hỗ trợ và tạo việc làm cho 5.400 lao động. Qua điều tra, khoảng 65 - 70% lao động sau khi đào tạo nghề đã làm đúng ngành nghề được đào tạo, góp phần tạo việc làm tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho địa phương.
Nghị định quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm vừa được Chính phủ ban hành; trong đó quy định cụ thể về chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Theo số liệu mới nhất của Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội), trong 6 tháng đầu năm, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 56.173 lao động (16.942 lao động nữ), đạt 59,13% kế hoạch năm 2015 và bằng 101,75% so với cùng kỳ năm ngoái.