Cảnh giác với những lời mời làm việc tại Hàn Quốc

  • Cập nhật: Thứ ba, 1/3/2016 | 1:51:07 PM

Để ngăn chặn tình trạng bị lừa đảo, Cục Quản lý lao động ngoài nước khuyến cáo người lao động cần tìm hiểu về các thông tin, chương trình đi làm việc tại Hàn Quốc qua các trang web của Cục Quản lý lao động ngoài nước (http://www.dolab.gov.vn) và Trung tâm Lao động ngoài nước (http://colab.gov.vn).

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH), thời gian gần đây, một số đối tượng cò mồi, môi giới đã lợi dụng sự cả tin của những người không hiểu biết về các chương trình làm việc tại Hàn Quốc để lừa đảo, thu tiền bất chính khi thường đưa ra thông tin không chính xác, thậm chí giả mạo hợp đồng, con dấu và chữ ký của lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH để hứa hẹn đưa lao động sang làm việc tại Hàn Quốc nhằm lừa đảo.

Cũng theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, hiện người lao động chỉ có thể đi làm việc tại Hàn Quốc qua 3 kênh chính thức gồm làm việc theo Chương trình EPS; chương trình đi làm thuyền viên và chương trình visaE7.

Đối với lao động đi theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc (Chương trình EPS) đã được Bộ LĐ-TB&XH giao cho Trung tâm Lao động ngoài nước là cơ quan duy nhất triển khai thực hiện. Tuy nhiên, hiện nay, do phía Hàn Quốc chưa ký lại Bản ghi nhớ bình thường với Việt Nam nên người lao động mới không thể tham gia chương trình này. Những lao động đã có hồ sơ dự tuyển trên mạng chỉ có thể sang làm việc tại Hàn Quốc khi có doanh nghiệp sử dụng lao động Hàn Quốc lựa chọn ký hợp đồng.

Đối với Chương trình đưa lao động sang làm thuyền viên tàu cá gần và xa bờ tại Hàn Quốc, người lao động có thể liên hệ với các doanh nghiệp đã được Cục Quản lý lao động ngoài nước cho phép thực hiện.

Ngoài ra, người lao động có thể tham gia Chương trình đưa lao động trình độ cao sang làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình thẻ vàng (visa E7). Với chương trình này, người lao động phải đăng ký tại một số doanh nghiệp có hợp đồng cung ứng đưa lao động đi làm thuyền viên Hàn Quốc đã được Cục Quản lý lao động ngoài nước cho phép thực hiện.

Những trường hợp đăng ký qua doanh nghiệp, người lao động cần tìm hiểu danh sách những doanh nghiệp được phép thực hiện các chương trình trên tại trang điện tử của Cục Quản lý lao động ngoài nước là: http://www.dolab.gov.vn.

(Theo HNMO)

Các tin khác
Tư vấn cho lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Theo số liệu mới nhất từ Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội), trong hai tháng đầu năm, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 15.605 lao động (trong đó có 6.695 lao động nữ), đạt 15,61% kế hoạch năm 2016 và bằng 90,69% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cán bộ phụ trách công tác lao động, thương binh và xã hội xã Báo Đáp (Trấn Yên) thăm hỏi người XKLĐ về nước.

YBĐT- Huyện Trấn Yên hiện đã thành lập được ban chỉ đạo xuất khẩu lao động (XKLĐ) từ cấp huyện đến các xã, thị trấn.

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt danh mục dự án “Chương trình cải cách đào tạo nghề 2013 (hỗ trợ kỹ thuật)” sử dụng vốn ODA của Chính phủ Đức.

Ảnh minh họa

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chiến lược hội nhập quốc tế về lao động và xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục