Khi phụ nữ Yên Bái được đào tạo nghề và chuyển giao khoa học, kỹ thuật

  • Cập nhật: Thứ năm, 21/7/2016 | 10:08:40 AM

YBĐT - Những năm qua, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái thường xuyên phối hợp với các ngành, đoàn thể thực hiện tốt chuyển giao khoa học và tiến bộ kỹ thuật (TBKT) cho hội viên, giúp chị em nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.

Nhờ được đào tạo nghề, nhiều hội viên phụ nữ đã trở thành công nhân may mặc có thu nhập ổn định.
Nhờ được đào tạo nghề, nhiều hội viên phụ nữ đã trở thành công nhân may mặc có thu nhập ổn định.

Gia đình bà Đoàn Thị Hiên xã Hưng Thịnh (Trấn Yên) trước đây kinh tế khá khó khăn do đất ít, thiếu kỹ thuật sản xuất. Năm 2012, bà trồng 2 sào cam Đường canh, chanh tứ thời và mở rộng dần lên 4 ha cam, 1 ha chanh. Ngoài việc tự học hỏi kỹ thuật chăm sóc cây ăn quả có múi, bà Hiên còn được Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc cây ăn quả có múi; đi thăm quan học hỏi kinh nghiệm tại các hộ trồng cam lâu năm ở Văn Chấn nên vườn cam, chanh của bà rất sai quả và năm 2014 cho thu  nhập 700 triệu đồng; năm 2015 thu gần 1 tỷ đồng.

Bà Nguyễn Thị Thức, thôn Dọc, xã Việt Hồng cùng huyện Trấn Yên thì chia sẻ: “Gia đình tôi đã nuôi 2 con trâu từ lâu để lấy sức kéo. Năm 2014, tôi vay vốn để mua thêm 8 con bò giống, nhưng tôi rất lo về cách chăm sóc đàn trâu bò. Tuy nhiên, được tham gia lớp học nghề chăn nuôi, tôi đã biết cách chăm sóc để đàn gia súc phát triển tốt. Đầu năm 2016, tôi đã bán 3 con bò thu về trên 30 triệu đồng để tiếp tục đầu tư chăn nuôi”.

Theo bà Phạm Thị Thanh Bình - Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN tỉnh: “Xác định công tác chuyển giao khoa học, TBKT là một trong những nhiệm vụ cần thiết giúp hội viên phát triển kinh tế, vì vậy, thời gian qua, Hội LHPN tỉnh đã phối hợp tốt với các cơ quan chuyên môn, sự hỗ trợ từ các chương trình, đề án tổ chức đào tạo nghề, tập huấn chuyển giao khoa học, TBKT cho hội viên. Riêng 6 tháng đầu năm 2016, Hội đã tổ chức được 335 lớp cho 12.395 lượt hội viên tập huấn, tọa đàm trao đổi kinh nghiệm về áp dụng khoa học, TBKT vào chăn nuôi, trồng trọt; xây dựng 35 mô hình mới: trồng dưa hấu, rau an toàn, nuôi hươu, nuôi trâu bò bán công nghiệp từ 10 con trở lên...”.

Hội LHPN tỉnh cũng đã triển khai mô hình liên kết với nhà đầu tư trồng 1.000 m2 sâm núi Hàn Quốc tại xã Púng Luông; liên kết với doanh nghiệp, Viện Chế tạo máy triển khai trồng và chế biến quả sơn tra xuất khẩu tại xã Nậm Khắt; phối hợp với doanh nghiệp triển khai 15 nhóm với 125 hộ trồng 29 ha gừng giống tại xã Lao Chải (Mù Cang Chải) và xã Nậm Mười (Văn Chấn)…

Ngoài ra, Hội còn phối hợp với Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội các huyện: Trấn Yên, Yên Bình, Lục Yên mở 12 lớp đào tạo nghề, chủ yếu là nghề may mặc, cung cấp lao động có tay nghề cho các công ty may trên địa bàn tỉnh.

Những nỗ lực chuyển giao khoa học, TBKT, đào tạo nghề cho hội viên phụ nữ của Hội LHPN tỉnh được triển khai có hiệu quả, đã góp phần tích cực cho phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho hội viên, đặc biệt là nhiều hội viên đã biết cách đầu tư sản xuất, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Minh Huyền

Các tin khác
Sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái trong giờ thực hành điện lạnh. (Ảnh: Văn Tuấn)

YBĐT - Theo báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Yên Bái, 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh đã hỗ trợ giải quyết việc làm cho 8.461 lao động (đạt 48,9 % kế hoạch 2016), tăng 0,2% so với cùng kỳ năm 2015 (trong đó số lao động được tuyển dụng vào các doanh nghiệp may trên địa bàn tỉnh là 2.052 lao động).

Do quản lý không thống nhất, hệ thống dạy nghề  đang bị lãng phí.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục- Đào tạo (GD-ĐT) Bùi Văn Ga vừa gửi đề xuất lên Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam về cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp. Đây không phải là lần đầu tiên Bộ nêu đề xuất này.

Nhiều trường phổ thông DTBT được đầu tư cơ sở vật chất khang trang, sạch đẹp. (Trong ảnh: Trường Phổ thông DTBT Tiểu học Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải).

YBĐT - Việc ban hành nghị quyết và phê duyệt Đề án về “Xây dựng Trường phổ thông dân tộc bán trú (DTBT) tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010 - 2015" (gọi tắt là Đề án) là hướng đi đúng, đáp ứng đòi hỏi từ thực tiễn cho phát triển giáo dục tiểu học, trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT) ở vùng đồng bào dân tộc, vùng khó khăn trong tỉnh.

Đề án được triển khai, đã nâng tỷ lệ  học sinh chuyên cần của huyện Văn Chấn lên trên 98%.

YBĐT - Sau 5 năm thực hiện Đề án “Xây dựng trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010 - 2015”, diện mạo giáo dục vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh đã thay đổi căn bản.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục