Năng động trong đào tạo nghề, tạo việc làm ở Nghĩa Lợi

  • Cập nhật: Thứ ba, 28/11/2017 | 8:11:41 AM

YBĐT - Vốn là xã còn nhiều khó khăn của thị xã Nghĩa Lộ, kinh tế chủ yếu của người dân dựa vào sản xuất nông nghiệp độc canh cây lúa, cây ngô. Tuy nhiên, thời gian gần đây xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ đã chủ động khai thác lợi thế sẵn có là nguồn lao động, chú trọng khảo sát nhu cầu học nghề, phối hợp mở các lớp đào tạo nghề truyền thống thu hút được sự quan tâm của đông đảo lực lượng lao động nữ, tạo việc làm ổn định và nâng cao mức sống cho người dân.

Hôm ấy là ngày thứ 10 chị Đồng Thị Hoán - thôn Chao Hạ 1, xã Nghĩa Lợi tham gia lớp đào tạo nghề mây, tre đan xuất khẩu do thị xã Nghĩa Lộ tổ chức tại thôn Chao Hạ 1.
 
Chị Hoán đã được cô giáo Trường Trung cấp nghề Dân tộc Nghĩa Lộ và cán bộ Công ty cổ phần Sản xuất mây, tre đan xuất khẩu tỉnh Nam Định chuyển giao kỹ thuật, thực hành ghép những cành bèo lục bình dựa trên khung sẵn có của Công ty để tạo một sản phẩm đĩa đựng hoa quả hình chữ nhật đẹp mắt. Nếu như ngày đầu mới tham gia, mỗi ngày chỉ Hoán chỉ làm được 2 sản phẩm hoàn chỉnh, thì nay đã có thể làm được 8 - 10 sản phẩm/ngày.
 
Chị Hoán phấn khởi chia sẻ: "Thật sự rất phấn khởi, giờ tôi có thể kiếm thêm cho gia đình 70 - 80 nghìn đồng/ ngày rồi, tuy ngày công lao động không ổn định nhưng công việc này tôi có thể tranh thủ thời gian rảnh rỗi để làm”.

Thực tế phát triển kinh tế ở Nghĩa Lợi gặp nhiều khó khăn. Kinh tế chỉ dựa vào sản xuất nông nghiệp độc canh cây lúa, cây ngô dù có thu nhập nhưng chưa ổn định. Trong khi đó, thực hiện các dự án trọng điểm của tỉnh Yên Bái và thị xã Nghĩa Lộ, nhiều diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi, khiến cho số lao động nữ thiếu việc làm cao. Trước thực trạng đó Nghĩa Lợi đã có sự điều chỉnh nhất là việc phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương để phát triển kinh tế.
 
Bà Hà Thị Vân - Chủ tịch Hội Phụ nữ thị xã Nghĩa Lộ cho biết: "Thực hiện sự chỉ đạo của Đảng ủy, UBND xã, Hội Phụ nữ xã Nghĩa Lợi đã trực tiếp xuống các thôn bản khảo sát nhu cầu học nghề của hội viên, dựa trên thế mạnh của địa phương và thị trường. Sau đó đề nghị thị xã Nghĩa Lộ xem xét mở lớp đào tạo nghề cho hội viên. Kết quả, cuối tháng 10 và đầu tháng 11/2017 đã có 56 học viên là hội viên phụ nữ nghèo của xã Nghĩa Lợi được đào tạo nghề mây, tre đan truyền thống theo Đề án 1956. Sự chủ động của các chị rất đáng quý và nhân rộng”.
 
Được biết, với mức hỗ trợ 30.000 đồng/ 1 học viên/ ngày, được hỗ trợ vật liệu thực hành, được làm một số sản phẩm mây tre đan thông thường và được trả công cho mỗi sản phẩm hoàn thiện… đã kích thích tinh thần học tập của tất cả học viên.

Đến nay, sau gần 1 tháng học tập 28 các học viên lớp 1 đã biết làm những sản phẩm mây, tre đan đơn giản như: giỏ hoa, khay đựng hoa quả… bằng các nguyên liệu tự nhiên như: cói, bèo lục bình; lớp 2 vừa khai giảng đang trong thời gian học lý thuyết.
 
Điểm mới của các lớp đào tạo mây, tre đan lần này so với các lớp đào tạo nghề khác là học viên vừa học, vừa có thể làm ra sản phẩm được doanh nghiệp trả công. Khi kết thúc lớp học được giới thiệu vào làm việc tại doanh nghiệp, được cấp chứng chỉ chứng nhận qua lớp đào tạo nghề mây, tre đan và được đăng ký nhận sản phẩm để tranh thủ thời gian nhàn rỗi  làm.
 
Bà Nguyễn Thị Liễu - Giáo viên, đại diện Công ty cổ phần Xuất khẩu mây, tre đan tỉnh Nam Định cho biết: "Chúng tôi đã đi nhiều nơi, hướng dẫn nhiều lớp đào tạo nghề mây tre đan, nhưng sau 4 lần lên Nghĩa Lộ chúng tôi cảm nhận rõ sự cần cù, chịu khó của người dân nơi đây, cùng tinh thần học tập nghiêm túc, có trách nhiệm. Nhờ vậy, dù mới được đào tạo nghề ít ngày nhưng các học viên đều đã làm ra được sản phẩm và được Công ty đánh giá cao. Đây là cơ hội để Công ty mở rộng thị trường cũng như đạt mục tiêu tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động địa phương”.

Trên thực tế ở thị xã Nghĩa Lộ đã có anh Nguyễn Văn Thương - tổ 12, phường Pú Trạng, thị xã Nghĩa Lộ mạnh dạn đi đầu sản xuất mây, tre đan cho thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm và  tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động địa phương với mức thu nhập 2 - 3,5 triệu đồng/ 1 tháng.
 
Do đó, với những hiệu quả bước đầu của công tác đào tạo nghề sản xuất mây tre đan ở xã Nghĩa Lợi sẽ góp phần đưa mục tiêu xây dựng làng nghề sản xuất mây, tre đan ở xã Nghĩa Lợi trong tương lai gần. Góp phần hoàn thành mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã trong năm 2017 và phấn đấu đưa xã trở thành phường vào năm 2020.

Thùy Hương (Đài TT - TH Nghĩa Lộ)

Các tin khác
Lớp học nghề sơ chế kén tằm tại xã Tân Đồng.

YBĐT - Để nâng cao chất lượng đào tạo nghề gắn với giới thiệu việc làm, những năm qua, huyện Trấn Yên đã triển khai thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT), khảo sát nhu cầu học nghề, phối hợp với các công ty, doanh nghiệp tuyển dụng lao động đào tạo nghề theo nhu cầu… Góp phần nâng cao trình độ tay nghề và giải quyết việc làm cho LĐNT.

Quang cảnh lễ xuất quân

Sáng 7/10, tại Hà Nội, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổ chức Lễ xuất quân đoàn Việt Nam tham dự Kỳ thi tay nghề thế giới lần thứ 44 năm 2017.

Sau khi học nghề, chị Phạm Thị Nước ở xã Mai Sơn đã phát triển chăn nuôi gà, có thu nhập ổn định.

YBĐT - Những năm qua, huyện Lục Yên đã quan tâm đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT); tập trung chủ yếu là các nghề nông nghiệp như: chăn nuôi thú y, kỹ thuật trồng nấm, bảo vệ thực vật, nuôi ong... và nghề phi nông nghiệp như: may, xây dựng, sửa chữa máy nông nghiệp...

Ảnh minh họa

Theo số liệu mới nhất cùa Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội), trong 8 tháng tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 78.938 lao động (29.496 lao động nữ) đạt 75,16% kế hoạch năm 2017.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục