Kỳ thi THPT quốc gia sẽ được tổ chức gọn nhẹ, không có nhiều thay đổi so với năm 2019

  • Cập nhật: Thứ năm, 5/3/2020 | 2:21:19 PM

Phương thức thi THPTQG năm 2020 về cơ bản giữ ổn định như năm 2019. Việc tổ chức thi cũng sẽ không gây xáo trộn đối với việc dạy học của giáo viên, học sinh.

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã điều chỉnh khung chương trình năm học, trong đó có việc lùi thời gian tổ chức kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia (THPTQG) năm 2020 từ cuối tháng 6 sang cuối tháng 7 .Việc điều chỉnh lịch học và thi là cần thiết, tạo thuận lợi cho các địa phương và không gây áp lực, quá tải cho giáo viên, học sinh.

PGS.TS Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) cho biết: Vì dịch bệnh không mong muốn, Bộ GD-ĐT đã điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học 2019-2020. Theo đó, năm học 2019-2020 sẽ kết thúc vào ngày 30/6, kỳ thi THPTQG năm 2020 sẽ tổ chức vào ngày 23/7 đến ngày 26/7, tức muộn hơn 1 tháng so với năm 2019. Việc điều chỉnh này nhằm tạo điều kiện để các trường hoàn thành chương trình giáo dục theo quy định và đủ cho học sinh cuối cấp ôn tập, chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2020.

Phương thức thi THPT quốc gia năm 2020 về cơ bản giữ ổn định như năm 2019. Việc tổ chức thi cũng sẽ tuân thủ các nguyên tắc như không gây xáo trộn đối với việc dạy học của giáo viên, học sinh lớp 12, tổ chức gọn nhẹ, hạn chế tốn kém, căng thẳng cho xã hội, đảm bảo tính nghiêm túc, khách quan, đảm bảo kết quả thi tin cậy để sử dụng vào các mục đích xét tốt nghiệp THPT và cung cấp dữ liệu cho các cơ sở đào tạo sử dụng trong tuyển sinh.

Để chuẩn bị tốt cho kỳ thi THPTQG năm 2020, Bộ GD-ĐT lưu ý các địa phương thực hiện các phương thức linh hoạt, hiệu quả để tổ chức dạy học, ôn tập có chất lượng; không cắt xén chương trình ngay cả trong thời gian cho học sinh nghỉ học phòng dịch bệnh, nhất là khi học sinh trở lại trường.

Bên cạnh đó, các thầy cô phải bám sát đề thi minh họa của kỳ thi 2019 để phân tích định dạng và cấu trúc đề thi nhằm định hướng cũng như xây dựng kế hoạch ôn tập cho học sinh.

Đặc biệt, rà soát kỹ càng cơ sở vật chất, thiết bị, phòng thi, các thiết bị theo dõi an ninh, máy móc thiết bị phục công tác in sao đề thi, in phiếu trả lời trắc nghiệm, trang bị máy quét đúng tiêu chuẩn kỹ thuật để chấm thi trắc nghiệm đảm bảo chính xác, không để xảy ra những sai sót liên quan đến vấn đề kỹ thuật..

(Theo VTV)

Các tin khác
Năm nay Bộ Giáo dục - Đào tạo không công bố đề minh họa thi THPT quốc gia 2020

Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT thông tin, phương thức thi THPT quốc gia năm 2020 về cơ bản giữ ổn định như năm 2019, Bộ GD-ĐT không công bố đề thi minh họa cho kỳ thi THPT quốc gia. Do đó, tài liệu để các thí sinh tham khảo tốt nhất là đề thi chính thức và đề tham khảo của kỳ thi THPT năm 2019.

Trường Trung học cơ sở thị trấn Yên Bình luôn đặc biệt quan tâm khâu phát hiện và xây dựng nguồn học sinh giỏi ngay từ đầu cấp.

Cùng với sự phát triển về quy mô hệ thống, các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện thì việc nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn luôn được ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) huyện Yên Bình đẩy mạnh thực hiện.

Em Nông Thị Mai Phương, học sinh lớp 6A1, Trường THCS Lê Hồng Phong huyện Lục Yên học bài qua phần mềm trực tuyến tại nhà.

Cùng với học sinh toàn tỉnh, học sinh từ cấp học mầm non đến THCS trên địa bàn huyện Lục Yên tiếp tục nghỉ học cho đến hết 15/3/2020 để phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Mặc dù vậy, các đơn vị trường học trên địa bàn huyện Lục Yên vẫn duy trì 100% quân số cán bộ, giáo viên đến trường tham gia các hoạt động giáo dục, bảo đảm việc học tập cho học sinh bằng nhiều hình thức trực tuyến sinh động, phong phú.

Sáng nay - 2/3, học sinh, sinh viên của 39 trường THPT, Trung tâm Giáo dục thường xuyên (GDTX) tỉnh, các trung tâm giáo dục nghề nghiệp--GDTX, các trường trung cấp, Trường Cao đẳng Sư phạm trên địa bàn tỉnh Yên Bái đồng loạt đến trường sau thời gian tạm nghỉ phòng chống dịch Covid-19.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục