Chính sách phát triển giáo dục mầm non

  • Cập nhật: Thứ sáu, 11/9/2020 | 1:56:04 PM

Chính phủ ban hành Nghị định số 105/2020/NĐ-CP quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non bao gồm: Chính sách đối với cơ sở giáo dục mầm non; chính sách đối với trẻ em; chính sách đối với giáo viên mầm non.

Chính sách đối với cơ sở giáo dục mầm non

Nghị định nêu rõ: Ưu tiên đầu tư kinh phí của trung ương và địa phương từ các chương trình, dự án để xây dựng cơ sở giáo dục mầm non công lập ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, bảo đảm yêu cầu đến năm 2025 đạt 1 phòng/nhóm, lớp và đáp ứng yêu cầu kiên cố hóa trường lớp học.

Cơ sở giáo dục mầm non công lập ở xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo, xã thuộc vùng khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ được ngân sách nhà nước hỗ trợ tổ chức nấu ăn cho trẻ em.

Kinh phí hỗ trợ tổ chức nấu ăn cho trẻ em mầm non được tính trên số lượng trẻ em được ăn bán trú, tối thiểu bằng 2.400.000 đồng/1 tháng/45 trẻ em, số dư từ 20 trẻ em trở lên được tính thêm một lần mức hỗ trợ. Mỗi cơ sở giáo dục mầm non được hưởng không quá 5 lần mức hỗ trợ nêu trên/1 tháng và không quá 9 tháng/1 năm học.

Cơ sở giáo dục mầm non độc lập ở địa bàn có khu công nghiệp thuộc loại hình dân lập, tư thục đã được cấp có thẩm quyền cấp phép thành lập theo đúng quy định có từ 30% trẻ em là con công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp được hỗ trợ trang bị cơ sở vật chất 1 lần, bao gồm: Trang bị đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học theo danh mục quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và hỗ trợ kinh phí sửa chữa cơ sở vật chất để phục vụ trực tiếp cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em. Mức hỗ trợ tối thiểu là 20 triệu đồng/cơ sở giáo dục mầm non độc lập.

Chính sách đối với trẻ em mẫu giáo

Nghị định quy định trẻ em độ tuổi mẫu giáo (không bao gồm trẻ em dân tộc thiểu số rất ít người theo quy định tại Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ngày 9-5-2017 của Chính phủ) đang học tại lớp mẫu giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non bảo đảm một trong những điều kiện sau:

1. Có cha hoặc mẹ hoặc có người chăm sóc trẻ em hoặc trẻ em thường trú ở thôn đặc biệt khó khăn, xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

2. Không có nguồn nuôi dưỡng được quy định tại khoản 1, Điều 5, Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21-10-2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

3. Là nhân khẩu trong gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

4. Trẻ em là con liệt sĩ, con Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, con thương binh, con người hưởng chính sách như thương binh, con bệnh binh; con một số đối tượng chính sách khác theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (nếu có).

5. Trẻ em khuyết tật học hòa nhập.

Trẻ em thuộc đối tượng quy định ở trên được hỗ trợ tiền ăn trưa là 160.000 đồng/trẻ/tháng. Thời gian hỗ trợ tính theo số tháng học thực tế, nhưng không quá 9 tháng/năm học.

Chính sách đối với giáo viên mầm non

Theo Nghị định, giáo viên mầm non dạy tại điểm lẻ của cơ sở giáo dục mầm non công lập ở thôn đặc biệt khó khăn, xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo, xã thuộc vùng khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ bảo đảm một trong những điều kiện sau:

1. Trực tiếp dạy 2 buổi/ngày tại các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo ghép từ hai độ tuổi trở lên.

2. Trực tiếp dạy tăng cường tiếng Việt tại các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có trẻ em là người dân tộc thiểu số.

Giáo viên mầm non thuộc đối tượng trên hằng tháng được hỗ trợ thêm một khoản tiền là 450.000 đồng/tháng. Thời gian hưởng hỗ trợ tính theo số tháng dạy thực tế, nhưng không quá 9 tháng/năm học.

Tiền hỗ trợ được trả cùng với việc chi trả tiền lương của tháng và không dùng tính đóng hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.

(Theo HNMO)

Các tin khác
Ảnh minh họa

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa ban hành Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT ban hành kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT.

Ban tổ chức trao giải cho hai tập thể có số lượng bài dự thi nhiều nhất là Hà Nội và Nam Định.

Chiều 9-9, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức lễ trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường mến yêu” năm 2019 và phát động cuộc thi năm 2020.

Năm học mới 2020-2021, huyện Lục Yên có thêm 3 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 bao gồm: Trường Mầm non An Lạc, trường TH&THCS Khai Trung và trường TH&THCS Yên Thắng, nâng tổng số đến nay toàn huyện có 33/51 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia.

Lễ công bố quyết định công nhận GS, PGS được tổ chức hàng năm

Sau khi xét đạt ở cấp Hội đồng Giáo sư (GS) cơ sở, có 416 ứng viên (64 ứng viên GS và 352 ứng viênPhó giáo sư (PGS) được đề nghị xét ở 26 Hội đồng GS ngành, liên ngành. Các hồ sơ ứng viên và kết quả xét ở các Hội đồng GS cơ sở đã được gửi về Văn phòng Hội đồng GS nhà nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục