Chính phủ đã ban hành Nghị định số 141/2020/NĐ-CP quy định chế độ cử tuyển đối với học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số, có hiệu lực thi hành từ ngày 23/1/2021.
|
Ảnh minh họa.
|
Nghị định nêu rõ, người học là người dân tộc thiểu số thuộc đối tượng được hưởng chế độ cử tuyển gồm người dân tộc thiểu số rất ít người; người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn chưa có hoặc có rất ít đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số.
Nghị định quy định rõ tiêu chuẩn chung của tuyển sinh. Theo đó, người học được cử tuyển phải thường trú từ 5 năm liên tục trở lên tính đến năm tuyển sinh tại vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn; có cha mẹ đẻ hoặc cha mẹ nuôi (hoặc có một trong hai bên là cha đẻ hoặc mẹ đẻ, cha nuôi hoặc mẹ nuôi), người trực tiếp nuôi dưỡng sống tại vùng này; đạt các tiêu chuẩn sơ tuyển đối với các ngành, nghề có yêu cầu sơ tuyển; không quá 22 tuổi tính đến năm tuyển sinh, có đủ sức khỏe theo quy định hiện hành.
Ngoài tiêu chuẩn chung quy định ở trên, người học được cử tuyển vào đại học phải đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể sau: Tốt nghiệp trung học phổ thông; xếp loại hạnh kiểm các năm học của cấp học trung học phổ thông đạt loại tốt; xếp loại học lực năm cuối cấp đạt loại khá trở lên; có thời gian học đủ 3 năm học và tốt nghiệp trung học phổ thông tại trường thuộc địa bàn tuyển sinh theo quy định hoặc tại trường phổ thông dân tộc nội trú.
Ngoài tiêu chuẩn chung, người học được cử tuyển vào cao đẳng phải đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể sau: Tốt nghiệp trung học phổ thông; xếp loại hạnh kiểm các năm học của cấp học trung học phổ thông đạt loại tốt; xếp loại học lực năm cuối cấp đạt loại trung bình trở lên; có thời gian học đủ 3 năm học và tốt nghiệp trung học phổ thông tại trường thuộc địa bàn tuyển sinh theo quy định hoặc tại trường phổ thông dân tộc nội trú.
Ngoài tiêu chuẩn chung, người học được cử tuyển vào trung cấp phải đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể sau: Tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông; xếp loại hạnh kiểm các năm học của cấp học cuối đạt loại khá trở lên; xếp loại học lực năm cuối cấp đạt loại trung bình trở lên; có thời gian học đủ 4 năm học và tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc học đủ 3 năm học và tốt nghiệp trung học phổ thông tại trường thuộc địa bàn tuyển sinh theo quy định hoặc tại trường phổ thông dân tộc nội trú.
(Theo CAND)
Một số trường đại học ở TP.HCM đã đưa ra Đề án tuyển sinh các trường Đại học năm 2021 trong đó có một số ngành học mới như Robot & trí tuệ nhân tạo, Khoa học dữ liệu…
Vừa qua, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) đã tổ chức công bố các đề tài đoạt giải Cuộc thi sáng tạo của thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc lần thứ 16 năm 2020.
Với mong muốn khôi phục, bảo tồn và phát triển tiếng nói và chữ viết của người dân tộc Tày, mới đây, Hội Khuyến học xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên đã ra mắt Câu lạc bộ (CLB) Khuyến học tiếng nói, chữ viết dân tộc Tày tại địa bàn với 45 thành viên tham gia.
Ngày 11/12, Trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái phối hợp với Hệ thống Trường Tuệ Đức, Nhóm Cộng đồng sống tử tế tổ chức Chương trình Kiến tạo ngôi trường hạnh phúc. Với sự tham dự của các thầy cô và các em sinh viên Trường Cao đẳng sư phạm Yên Bái.