Trường học ở Trấn Yên: Giáo dục hướng nghiệp gắn với hoạt động kinh tế địa phương

  • Cập nhật: Thứ ba, 11/5/2021 | 7:47:00 AM

YênBái - Đến nay, toàn huyện có 25/25 trường học bậc THCS, 3/3 trường bậc THPT có chương trình giáo dục hướng nghiệp gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương.

Các doanh nghiệp phát tờ rơi tư vấn các ngành nghề trong tương lai cho học sinh Trung tâm GDNN - GDTX huyện Trấn Yên trong ngày hội Tư vấn hướng nghiệp năm 2021. (Ảnh: Kim Oanh)
Các doanh nghiệp phát tờ rơi tư vấn các ngành nghề trong tương lai cho học sinh Trung tâm GDNN - GDTX huyện Trấn Yên trong ngày hội Tư vấn hướng nghiệp năm 2021. (Ảnh: Kim Oanh)

Thực hiện Đề án "Giáo dục hướng nghiệp (GDHN) và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông, giai đoạn 2018 - 2025”, trong 3 năm qua, các trường học trên địa bàn huyện Trấn Yên đã bám sát hệ thống văn bản chỉ đạo của tỉnh, huyện và Sở Giáo dục - Đào tạo (GD&ĐT) thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với các đơn vị, các doanh nghiệp trong và ngoài huyện làm tốt công tác khảo sát, tư vấn phân luồng học sinh phổ thông.

Cùng với triển khai kịp thời các văn bản chỉ đạo, kế hoạch của Sở GD&ĐT, của huyện, Phòng Giáo dục - Đào tạo (GD&ĐT) Trấn Yên, các trường THPT và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) tăng cường nâng cao nhận thức về giáo dục hướng nghiệp (GDHN), định hướng phân luồng học sinh phổ thông; đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cha mẹ học sinh, học sinh và nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của GDHN và định hướng phân luồng học sinh phổ thông. 

Thông qua các buổi tư vấn, tham quan các cơ sở sản xuất, giúp học sinh thêm hiểu về ngành nghề, nhu cầu lao động trong và ngoài tỉnh, từ đó xác định hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS, THPT và lựa chọn ngành, nghề phù hợp với năng lực bản thân. 

Các trường học trên địa bàn thực hiện dạy đủ, đúng chương trình, thời lượng, chủ đề hướng nghiệp cho học sinh lớp 9, lớp 12 theo kế hoạch giáo dục của nhà trường. Tăng cường tích hợp, liên hệ thực tế, từng bước hình thành nhận thức của học sinh về định hướng nghề nghiệp; thường xuyên cập nhật các thông tin chỉ tiêu tuyển sinh các trường THPT, cao đẳng, trung cấp trên địa bàn huyện, tỉnh và các trường đại học trong cả nước; thông tin môn thi, lịch thi, giới thiệu, tư vấn, để học sinh lượng sức học lựa chọn đăng ký ngành, nghề, trường cho phù hợp với năng lực, sở trường. 

Đồng thời tổ chức khảo sát, thống kê nhu cầu học nghề của học sinh lớp 9, lớp 12 sau tốt nghiệp THCS, THPT trên địa bàn gắn với việc vận động, tư vấn định hướng học sinh tham gia học nghề ở các cấp trình độ theo mục tiêu phân luồng của tỉnh. Đặc biệt, thường xuyên đổi mới nội dung GDHN thông qua các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường theo hướng tinh giản, thiết thực; tăng cường thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, bổ sung cập nhật các nội dung GDHN trong các môn học và hoạt động giáo dục phù hợp với thực tiễn; gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương; khuyến khích việc dạy nghề truyền thống của địa phương.

Huyện đã đa dạng hóa, vận dụng linh hoạt các hình thức tư vấn hướng nghiệp phù hợp với từng đối tượng học sinh, hoàn cảnh gia đình học sinh cũng như điều kiện cụ thể của từng đơn vị. Xây dựng thí điểm mô hình GDHN và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông tại các xã Hòa Cuông, Kiên Thành, Lương Thịnh. Tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị Trường THPT Lê Quý Đôn, THPT Hưng Khánh, Phòng GD&ĐT và Trung tâm GDNN-GDTX trong hoạt động GDHN và định hướng phân luồng học sinh phổ thông sau khi tốt nghiệp vào học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Đến nay, toàn huyện có 25/25 trường học bậc THCS có chương trình GDHN gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương; 25/25 trường có giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ hướng nghiệp đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ; 17/25 trường đưa nghề truyền thống của địa phương vào giảng dạy trong chương trình nghề phổ thông. Một số nghề như: trồng dâu nuôi tằm, trồng tre măng Bát độ, trồng cây ăn quả có múi, trồng cây dược liệu, làm ván bóc… 

Bậc THPT, có 3/3 trường có chương trình GDHN gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương; 3/3 trường có giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ hướng nghiệp đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ; 3/3 trường đưa nghề truyền thống của địa phương vào giảng dạy trong chương trình nghề phổ thông...

Trưởng phòng GD&ĐT huyện Trấn Yên Vũ Quốc Long cho biết: "Việc đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức GDHN; dạy chương trình GDTX cấp THPT kết hợp dạy trung cấp; phát triển đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn, hướng nghiệp trong các nhà trường; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học gắn với GDHN trong giáo dục phổ thông; nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ tư vấn hướng nghiệp; huy động các nguồn lực xã hội tham gia công tác giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh… đã giúp huyện Trấn Yên thực hiện Đề án bảo đảm tiến độ, kết quả theo chỉ tiêu được giao. Quan trọng hơn cả là nhiều học sinh có định hướng nghề nghiệp tốt, xác định được hướng đi của bản thân, có tinh thần hiếu học, cần cù trong lao động sản xuất, có ý chí phấn đấu vươn lên để lập thân, lập nghiệp”.

Thành Trung

Tags Trấn Yên Giáo dục hướng nghiệp học sinh lựa chọn ngành nghề phù hợp năng lực

Các tin khác

Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 trong cả nước và trên địa bàn tỉnh, ngành giáo dục-đào tạo(GD-ĐT) tỉnh Yên Bái đã nghiêm túc triển khai “mục tiêu kép” - vừa thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, vừa tăng cường phòng chống dịch; xây dựng Kế hoạch ứng phó với công tác phòng, chống dịch Covid-19 đến hết năm học 2020-2021. Phóng viên Báo Yên Bái đã có cuộc trao đổi với đồng chí Đào Anh Tuấn - Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh xung quanh nội dung này.

Đến sáng 10/5, đã có thêm nhiều địa phương thông báo cho học sinh tiếp tục dừng đến trường, điều chỉnh lịch học hoặc kết thúc năm học sớm.

Năm 2020, kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức thành 2 đợt và trước diễn biến phức tạp của COVID-19, năm 2021 có thể tổ chức kỳ thi thành nhiều đợt.

Thầy cô giáo đến tận nhà giao bài tập cho học sinh

Những ngày này, thầy trò các trường ở vùng cao Yên Bái vừa lo phòng chống dịch Covid-19, vừa duy trì hoạt động dạy học hiệu quả. Trò chăm chỉ, thầy cô trách nhiệm là điều cảm nhận được ở đây.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục