Cập nhật 25 tỉnh, thành học sinh đến trường học trực tiếp 100%

  • Cập nhật: Thứ hai, 20/9/2021 | 10:03:55 AM

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), tính đến tối 19.9, cả nước có 25 tỉnh, thành dạy học trực tiếp cho 100% học sinh.

Tính đến tối 19.9, cả nước có 25 tỉnh, thành dạy học trực tiếp cho 100% học sinh.
Tính đến tối 19.9, cả nước có 25 tỉnh, thành dạy học trực tiếp cho 100% học sinh.

Hiện nay, nhiều tỉnh, thành phố đang chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, nên không tổ chức dạy học trực tiếp và phải chuyển sang dạy học trực tuyến và qua truyền hình. 

Theo thống kê của Bộ GDĐT, tính đến tối 19.9, cả nước có 25 địa phương hiện đang tổ chức dạy học trực tiếp cho 100% học sinh gồm: Bắc Giang, Bắc Kạn, Bình Định, Cao Bằng, Điện Biên, Gia Lai, Hà Giang, Hà Nam, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Hòa Bình, Kon Tum, Lai Châu, Lào Cai, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Yên Bái. Đây là các địa phương ít ảnh hưởng của dịch COVID-19 hoặc đã khống chế được dịch bệnh.

14 địa phương kết hợp dạy học trực tiếp, trực tuyến và qua truyền hình và 24 tỉnh, thành còn lại tổ chức dạy học trực tuyến và qua truyền hình.

Để ứng phó với dịch COVID-19, Bộ GDĐT đã ban hành hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học năm học 2021-2022. Cụ thể:

- Đối với lớp 1, lớp 2, Bộ GDĐT hướng dẫn các nhà trường thực hiện nghiên cứu chương trình môn học, các mạch nội dung, kiến thức, chủ đề học tập và nội dung trong sách giáo khoa; từ đó xây dựng các chủ đề dạy học trên cơ sở tích hợp một số nội dung và yêu cầu cần đạt.

- Đối với lớp 3, lớp 4, lớp 5, Bộ GDĐT hướng dẫn các nhà trường tổ chức rà soát lại nội dung chương trình, sách giáo khoa, mức độ cần đạt của từng khối lớp đối với các môn học bắt buộc để điều chỉnh kế hoạch dạy học phù hợp với tình hình cụ thể tại địa phương, nhất là những địa bàn dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.

- Đối với lớp 6 thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ GDĐT hướng dẫn thực hiện dạy học theo chương trình, bám sát yêu cầu cần đạt của chương trình các môn học/hoạt động giáo dục trong điều kiện phòng, chống COVID-19.

- Đối với các lớp từ lớp 7 đến lớp 12 thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2006, Bộ GDĐT hướng thực hiện dạy học theo mức độ cần đạt của chương trình và hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học các môn học.

Thành phố Hà Nội nằm trong số 24 tỉnh, thành phố tổ chức dạy học trực tuyến và qua truyền hình. Việc tổ chức dạy học trực tuyến được bắt đầu từ ngày 6.9.2021, áp dụng cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 và học viên các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên. Thành phố Hà Nội không dạy học trực tuyến với trẻ mầm non.
(Theo LĐO)

Các tin khác
4,7% trong tổng số hơn 1 triệu thí sinh có tổng điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông 3 môn ở mọi tổ hợp từ 27 điểm trở lên.

Tối 19-9, Bộ Giáo dục và Đào tạo cung cấp thêm thông tin làm rõ hơn những vấn đề liên quan đến công tác xét tuyển đại học năm 2021, trong đó có hiện tượng điểm chuẩn ở một số ngành tăng mạnh.

Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Nghĩa Lộ, xã Phúc Sơn và Ban Giám hiệu Trường Tiểu học Phúc Sơn họp với phụ huynh thôn Điệp Quang.

Theo rà soát của ngành giáo dục và đào tạo thị xã Nghĩa Lộ, thực hiện 2 quyết định 861 và 433, thị xã có 4 xã và 16 thôn, bản ra khỏi diện đặc biệt khó khăn, đồng nghĩa với nhiều học sinh không còn được hưởng các chính sách như năm học 2020-2021 trở về trước.

Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT số 2 Nghệ An có 36 học sinh đỗ đại học từ 30 điểm trở lên ở mùa tuyển sinh năm 2021.

Hơn 95% học sinh con em đồng bào dân tộc thiểu số, hoàn cảnh khó khăn nhưng Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT số 2 Nghệ An có đến 36 học sinh đỗ đại học từ 30 điểm trở lên ở mùa tuyển sinh năm 2021.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn.

Chiều qua, Thứ trưởng Bộ Giáo dục- Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn có cuộc trao đổi với báo chí liên quan vấn đề điểm chuẩn năm nay. Theo ông, điểm chuẩn một số ngành tăng do nhiều nguyên nhân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục