Yên Bái: Chi trả hơn 13 tỷ đồng tiền chính sách dạy học sinh khuyết tật ngay trong tháng 1/2022

  • Cập nhật: Thứ năm, 6/1/2022 | 7:43:17 AM

YênBái - Liên quan đến nội dung loạt bài "Giáo viên dạy học sinh khuyết tật chưa nhận được phụ cấp ở Yên Bái", trao đổi với phóng viên Dân Việt trưa 5/1, bà Nguyễn Thị Trang Nhung - Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Yên Bái cho biết: "Sẽ chi trả hơn 13 tỷ đồng của năm 2021 trong tháng 1/2022".

Bà Nguyễn Thị Thủy, Giáo viên trường THCS Lê Hồng Phong, thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái phản ánh sự việc với phóng viên Dân Việt.
Bà Nguyễn Thị Thủy, Giáo viên trường THCS Lê Hồng Phong, thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái phản ánh sự việc với phóng viên Dân Việt.

Bà Nhung cho biết thêm: "Riêng đối với năm 2022 trong dự toán giao cho các đơn vị đã được bố trí theo Nghị định 28, còn năm 2021 vừa mới khóa sổ cuối năm nên Sở Tài chính đang cân đối nguồn, tham mưu cho tỉnh và đã được UBND tỉnh đồng ý giải ngân số tiền của năm 2021 khoảng hơn 13 tỷ đồng ngay trong tháng 1/2022".



Nhiều cô giáo ở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái cho rằng mình thực hiện đúng theo hướng dẫn của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái nhưng nhiều năm qua chỉ phê duyệt rồi để đó. 

"Còn thời gian từ năm 2020 trở về giữa năm 2016, Sở Tài chính tiếp tục cân đối. Vì Yên Bái là tỉnh nghèo phụ thuộc nhiều vào ngân sách của Trung ương, Sở sẽ tiếp tục báo cáo, làm việc với Trung ương tìm kiếm thêm nguồn lực.

Tuy nhiên lũy kế tương đối lớn, Sở Tài chính sẽ tham mưu cho UBND tỉnh quan tâm giải quyết chế độ chính sách cho các thầy, cô. Các thầy, cô ở Yên Bái nên trách nhiệm đầu tiên là thuộc về tỉnh và các ngành liên quan" - Giám đốc Sở Tài chính Yên Bái nói.

Trước đó, Báo điện tử Dân Việt đã đăng tải loạt bài phản ánh tại tỉnh Yên Bái, từ năm 2016 đến nay nhiều giáo viên trực tiếp đứng lớp dạy học sinh khuyết tật chưa nhận được phụ cấp theo quy định của Nhà nước, dù năm nào địa phương cũng có báo cáo và được Sở GDĐT Yên Bái phê duyệt.

Sự việc được cô giáo Nguyễn Thị Thủy - Giáo viên Trường THCS Lê Hồng Phong, Thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái viết đơn gửi Báo Nông thôn ngày nay (NTNN)/Dân Việt phản ánh về việc nhiều giáo viên chưa được nhận phụ cấp trực tiếp đứng lớp giảng dạy cho học sinh khuyết tật từ khoảng năm 2016 đến nay.

Ngay sau khi Báo NTNN/Dân Việt tìm hiểu và phản ánh, về phía chính quyền địa phương, UBND huyện Lục Yên và Phòng Giáo dục- Đào tạo (GDĐT) huyện Lục Yên, Phòng GDĐT huyện Mù Cang Chải đều cho rằng các thầy, cô đã làm đúng theo hướng dẫn. Tuy nhiên, chưa có nguồn kinh phí phụ cấp cho các thầy, cô.

Trao đổi với phóng viên Dân Việt tại trụ sở Sở GDĐTvề sự việc này, ông Vương Văn Bằng, Giám đốc Sở GDĐT tạo tỉnh Yên Bái cho biết: "Sở GDĐT có trách nhiệm tham mưu giúp UBND tỉnh, trên cơ sở văn bản hướng dẫn của Bộ GDĐT đều thực hiện chế độ chính sách từ cơ sở".

"Căn cứ vào việc các cô dạy như thế nào qua các cấp để thẩm định. UBND cấp huyện trình Sở GDĐT, sau đó Sở chỉnh sửa rồi trình Sở Tài chính, Sở Tài chính trình UBND tỉnh" - ông Bằng thông tin.

Theo tìm hiểu của phóng viên Dân Việt, đến thời điểm hiện nay số tiền phụ cấp cần có để chi trả cho các thầy, cô giáo hiện các cấp liên quan đã thẩm định đến tháng 5/2021 với số tiền phải chi trả lên tới gần 53 tỷ đồng.

Tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật quy định về chế độ phụ cấp, chính sách ưu đãi đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật cũng thể hiện rất rõ chế độ phụ cấp mà các thầy, cô được hưởng.

(Theo Dân Việt)

Tags Yên Bái chi trả tiền chính sách dạy học sinh khuyết tật

Các tin khác
Trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành có 5 dự án tham gia Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp tỉnh và đều đạt giải.

35/36 đơn vị với 77 dự án, 167 học sinh tham gia Cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp tỉnh Yên Bái năm học 2021-2022.

Học sinh học trực tiếp tại Trường THCS Quang Trung, thành phố Yên Bái. (Ảnh: Thanh Chi)

Các chuyên gia cho rằng, cùng với xây dựng nền tảng chung cho dạy học trực tuyến, cơ sở giáo dục cũng cần đầu tư số hóa nguồn học liệu, xây dựng những phòng học thông minh, để vừa dạy học trực tiếp và trực tuyến trong cùng một thời điểm, cho các nhóm học sinh khác nhau.

Hoạt động giáo dục, chăm sóc, bảo vệ và quản lý sức khỏe trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông được tỉnh Yên Bái đặc biệt quan tâm.

UBND tỉnh Yên Bái mới đây đã ban hành Kế hoạch về việc triển khai thực hiện Chương trình Sức khỏe học đường trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2025.

Thầy Hoàng Sỹ Đăng, giáo viên trường THPT Nguyễn Du (quận 10, TP HCM) dạy trực tuyến, tháng 2/2021.

Covid-19 kéo dài sang năm thứ ba khiến ngành giáo dục đối mặt với những bài toán lớn, trong đó quan trọng nhất là duy trì dạy học an toàn, đảm bảo chất lượng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục