Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh làm việc tại Yên Bái

  • Cập nhật: Thứ năm, 19/5/2022 | 5:35:12 PM

YênBái - Chiều 19/5, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Ngô Thị Minh làm việc với UBND tỉnh Yên Bái về giáo dục dân tộc, giáo dục thể chất, giáo dục mầm non và công tác triển khai Kế hoạch số 29/KH-BGDĐT ngày 11/1/2021 của Bộ GD&ĐT về kết nối nguồn lực xã hội xây dựng trường học an toàn, thân thiện cho trẻ em, học sinh giai đoạn 2021 - 2025.

Thứ trưởng Ngô Thị Minh phát biểu tại buổi làm việc.
Thứ trưởng Ngô Thị Minh phát biểu tại buổi làm việc.

Làm vệc với đoàn có đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo Sở GD&ĐT, các đơn vị trực thuộc.

Toàn tỉnh Yên Bái hiện có 9 trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) với 3.028 học sinh; 51 trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) với 31.556 học sinh, 21.440 học sinh bán trú. Chất lượng giáo dục tại các trường PTDTNT và PTDTBT ngày một nâng cao. Việc thực hiện chế độ, chính sách đối với học sinh dân tộc thiểu số (DTTS), học sinh trường PTDTNT, PTDTBT được đảm bảo. 

Năm học 2021 - 2022, toàn tỉnh có 18 trường được hỗ trợ kinh phí quản lý học sinh bán trú với 123 định suất, kinh phí 1.184 triệu đồng; 47 trường được hỗ trợ kinh phí phục vụ việc nấu ăn cho học sinh bán trú với 685 định suất, 8.687 triệu đồng; 39 trường, 15.547 học sinh PTDTBT được hưởng chính sách hỗ trợ ăn trưa, nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày với số kinh phí 9.569 triệu đồng. 

Cùng với đó, các chính sách đối với nhà giáo giảng dạy tại các trường vùng đặc biệt khó khăn, trường chuyên biệt đều được thực hiện đầy đủ, kịp thời theo quy định. Toàn tỉnh có 26 trường dạy tiếng dân tộc cho học sinh người Mông với 113 lớp và 3.363 học sinh tiểu học, đạt 10,96% học sinh lớp 3,4,5 được học tiếng dân tộc; 3,52% học sinh DTTS cấp tiểu học được học tiếng DTTS; các trường dạy học tiếng DTTS theo hình thức môn tự chọn, chủ động xây dựng kế hoạch, nội dung, phương pháp phù hợp.  

Tạibuổi làm việc, đoàn công tác của Bộ GD&ĐT đã đánh giá cao công tác giáo dục dân tộc, giáo dục thể chất, giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh Yên Bái. 

Các đại biểu đề nghị tỉnh Yên Bái cần rà soát điều kiện đảm bảo chất lượng đối với các trường có học sinh dân tộc nội trú, bán trú; khắc phục tình trạng thiếu giáo viên ở các trường có điều kiện khó khăn để nâng cao chất lượng giáo dục; cần có sự phối hợp liên ngành để tổ chức tốt hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh; thực hiện tốt công tác phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước cho học sinh, đặc biệt là học sinh vùng cao...

Yên Bái là 1 trong 10 tỉnh triển khai thực hiện Kế hoạch kết nối nguồn lực xã hội xây dựng trường học an toàn, thân thiện cho trẻ em, học sinh

Năm 2021, Yên Bái được chọn là 1 trong 10 tỉnh triển khai thực hiện Kế hoạch số 29/KH-BGDĐT ngày 11/1/2021 của Bộ GD&ĐT về kết nối nguồn lực xã hội xây dựng trường học an toàn, thân thiện cho trẻ em, học sinh giai đoạn 2021 – 2025.

Sở GD&ĐT đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện Kế hoạch đồng thời đề xuất lựa chọn các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện Văn Chấn nhận hỗ trợ nguồn lực. Sở cũng đã phối hợp với các địa phương chỉ đạo thành lập các tổ tình nguyện tại các xã để triển khai, rà soát thẩm định số liệu, địa điểm, nhu cầu chính xác cần hỗ trợ của các trường trên địa bàn đảm bảo sát nhu cầu thực tế. 

Năm 2021, các cơ sở giáo dục đã huy động các nguồn lực hợp pháp xây dựng 158 công trình, bao gồm 44 phòng học, 2 phòng học bộ môn, 1 thư viện, 7 nhà công vụ, 4 nhà bếp, 10 công trình nước sạch, 6 công trình vệ sinh…; trên 600 thiết bị phục vụ giảng dạy, ăn ở cho học sinh, gồm 18 tivi, 6 máy chiếu, 213 máy tính, 307 bộ bàn ghế, 52 bộ bàn ghế ăn, …với tổng kinh phí huy động 21,226 tỷ đồng. 

Triển khai Chương trình "Sóng và máy tính cho em”, đến nay, toàn tỉnh đã huy động được trên 700 triệu đồng; tiếp nhận 100 máy tính bảng, 80 máy tính xách tay để hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn học  trực tuyến trong thời gian nghỉ học vì dịch bệnh COVID-19.


Đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh- Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc.
 
Mong muốn Bộ quan tâm tích hợp các chính sách giáo dục dân tộc

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vũ Thị Hiền Hạnh đã khẳng định, tỉnh Yên Bái rất quan tâm tới lĩnh vực GD&ĐT với nhiều chính sách phát triển giáo dục và nhiều giải pháp tích cực trong việc chỉ đạo, xây dựng các chỉ tiêu phát triển GD&ĐT. 

Chất lượng giáo dục đại trà đạt được kết quả tốt; tỷ lệ học sinh giỏi, khá tăng so với năm học trước; tỷ lệ học sinh phổ thông lên lớp, học sinh giỏi, khá tăng, tỷ lệ bỏ học giảm; chất lượng công tác giáo dục dân tộc có chuyển biến rõ rệt. 

Bên cạnh đó, với một số khó khăn, tồn tại, đồng chí mong muốn đoàn công tác của Bộ quan tâm tích hợp các chính sách giáo dục dân tộc để thuận lợi cho việc triển khai thực hiện; kéo dài chính sách Yên Bái đang hỗ trợ cho các em học sinh đến hết năm học hoặc hết bậc học; quan tâm dành nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, giáo viên...

 Yên Bái cần đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục

Kết luận buổi làm việc, Thứ trưởng Ngô Thị Minh đánh giá cao những kết quả mà tỉnh Yên Bái đã đạt được trong lĩnh vực giáo dục. Thứ trưởng nhấn mạnh, Yên Bái cần đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục; công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3 tuổi, 4 tuổi cần phải thực hiện phù hợp; giải quyết tình trạng thừa - thiếu giáo viên tại một số địa phương; chú trọng bình đẳng trong giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ; tỉnh cần có lộ trình bồi dưỡng giáo viên, đào tạo nguồn nhân lực để đầu tư phát triển GD&ĐT...

Đối với việc thực hiện Kế hoạch 29 của Bộ GD&ĐT, Thứ trưởng đề nghị tỉnh Yên Bái cần quan tâm thực hiện an toàn cho trẻ, cho học sinh để các em được sống và học tập trong môi trường an toàn, thân thiện; phải dạy cho các em các kỹ năng giao tiếp và các kỹ năng cơ bản để phát triển toàn diện và tự bảo vệ bản thân; quan tâm đến vấn đề dạy song ngữ cho học sinh DTTS; huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục để xây dựng trường học an toàn, thân thiện cho trẻ em, học sinh... 

Nhân dịp này, Bộ GD&ĐT đã trao quà của chương trình "Điều ước cho em, kết nối nguồn lực xã hội, xây dựng trường học an toàn, thân thiện cho trẻ em, học sinh giai đoạn 2021 - 2025” cho tỉnh Yên Bái; trao quà của Công ty cổ phần Tập đoàn TH gồm 20 nhà vệ sinh cho các trường mầm non, tiểu học và THCS tỉnh Yên Bái trị giá 1,2 tỷ đồng; trao quà của chương trình "Sóng và máy tính cho em" gồm 80 máy tính xách tay; trao quà của Công ty Colgate-Palmolive (Việt Nam) gồm bộ sản phẩm kem, bàn chải, tờ rơi hướng dẫn chải răng cho trẻ em trị giá 400 triệu đồng; trao 12 đèn thông minh và 1 bộ máy tính của Công ty TNHH Quản lý DUCAPITAL Holding cho tỉnh Yên Bái.


Thứ trưởng Ngô Thị Minh trao quà của chương trình "Điều ước cho em, kết nối nguồn lực xã hội, xây dựng trường học an toàn, thân thiện cho trẻ em, học sinh giai đoạn 2021 - 2025” cho tỉnh Yên Bái.


Thứ trưởng Ngô Thị Minh trao 80 máy tính xách tay của chương trình "Sóng và máy tính cho em" cho tỉnh Yên Bái.

Thanh Ba

Tags Yên Bái giáo dục đào tạo nhân lực Vũ Thị Hiền Hạnh Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh

Các tin khác
Chị Hồ Hồng Nguyên - Trưởng ban Thanh niên Trường học T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch thường trực Hội SVVN (đứng giữa) tiếp nhận biểu tượng trưng 13.000 bản đồ Tổ quốc từ đại diện tổ chức Phổ thông Cao đẳng - FPT Polytechnic.

Hưởng ứng cuộc vận động “Tự hào một dải non sông” do T.Ư Đoàn phát động, chiều 26/4, tại TP Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên),Tổ chức Phổ thông Cao đẳng – FPT Polytechnic đồng hành trao tặng 13.000 bản đồ cho các trường học trên cả nước.

Các em học sinh đạt giải nhất trong từng phần thi.

Ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) huyện Trấn Yên vừa tổ chức “Giao lưu trí tuệ tuổi thơ dành cho học sinh tiểu học” năm học 2023-2024 với sự tham gia của 4 cụm, 162 học sinh khối lớp 4, lớp 5 đại diện cho học sinh 24 trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn huyện.

Niềm vui của thí sinh sau khi hoàn thành Kỳ thi tuyển sinh THPT tỉnh Yên Bái năm học 2023 - 2024.

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa, Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025 sẽ diễn ra. Dự kiến toàn tỉnh có trên 9.000 học sinh khối lớp 9 tham dự kỳ thi. Để hiểu rõ hơn về điểm mới cũng như công tác chuẩn bị cho Kỳ thi, phóng viên (P.V) Báo Yên Bái đã phỏng vấn bà Tô Thị Ánh - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT).

Ngành GD&ĐT huyện Văn Chấn kịp thời khen thưởng học sinh có thành tích xuất sắc.

Văn Chấn là huyện vùng cao, đời sống kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Những năm qua, huyện đã luôn quan tâm chú trọng, chỉ đạo các đơn vị trường học đổi mới toàn diện giáo dục, đặc biệt là đổi mới công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu. Nhờ đó, chất lượng giáo dục mũi nhọn của huyện Văn Chấn ngày càng được nâng lên với những bước tiến đáng kể.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục