Ban hành Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ

  • Cập nhật: Thứ năm, 26/5/2022 | 5:36:13 PM

Văn bản này quy định về thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, bao gồm: mục đích, nguyên tắc; chứng chỉ ngoại ngữ; đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ; đối tượng dự thi và đăng ký dự thi, hội đồng thi, hình thức thi; đề thi; tổ chức thi; chấm thi và phúc khảo; duyệt kết quả thi, quản lý cấp phát chứng chỉ, báo cáo và lưu trữ hồ sơ thi; thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm.

Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Ảnh minh họa
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Ảnh minh họa

Văn bản này áp dụng đối với các cơ sở giáo dục đại học; các sở Giáo dục và Đào tạo; các đơn vị sự nghiệp được giao nhiệm vụ tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ; các tổ chức, cá nhân có liên quan; không áp dụng đối với các tổ chức đánh giá năng lực ngoại ngữ của nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

Theo Quy chế, cơ sở giáo dục đại học có đào tạo ngành ngôn ngữ tiếng nước ngoài (thuộc nhóm ngành Ngôn ngữ và Văn hóa nước ngoài) hoặc sư phạm tiếng nước ngoài (thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên), đơn vị sự nghiệp được giao nhiệm vụ tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ: Được tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo các định dạng đề thi từ bậc 1 đến bậc 6 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Trung tâm Giáo dục thường xuyên, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, trung tâm ngoại ngữ, trung tâm tin học - ngoại ngữ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo (nếu được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền) quyết định thành lập: Được tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo các định dạng đề thi từ bậc 1 đến bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (dành cho học sinh phổ thông).

Để tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ, các đơn vị phải đáp ứng đầy đủ các yêu theo Quy chế. Trong đó, có bộ phận độc lập thực hiện chức năng đánh giá năng lực ngoại ngữ; có đội ngũ nhân sự quản lý, chấm thi, ra đề thi, phân tích dữ liệu thi và kỹ thuật viên đáp ứng các yêu cầu về số lượng, trình độ để tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ.

Đơn vị tổ chức thi cũng cần có môi trường sư phạm, an toàn cho công tác tổ chức thi; có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu; có ngân hàng câu hỏi thi và đề thi được xây dựng từ ngân hàng câu hỏi thi đáp ứng quy định; có phần mềm tổ chức thi trên máy vi tính đáp ứng yêu cầu; có đề án tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ.

Về hình thức thi: Các kỹ năng nghe, đọc, viết được tổ chức thi trên giấy hoặc trên máy vi tính. Từ ngày 1/7/2023, tất cả các kỹ năng đều được tổ chức thi trên máy vi tính. Kỹ năng nói được tổ chức bằng hình thức thi nói trực tiếp hoặc thi trên máy vi tính. Đối với từng kỳ thi, dựa trên điều kiện thực tế, đơn vị tổ chức thi thông báo về hình thức thi trên giấy hay thi trên máy vi tính, thi nói trực tiếp hay thi nói trên máy vi tính để thí sinh biết trước khi đăng ký dự thi.

Quy chế cũng quy định rõ, đơn vị tổ chức thi vi phạm Quy chế, tùy theo mức độ vi phạm, Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định đình chỉ việc tổ chức thi trong thời gian từ 6 tháng đến 12 tháng hoặc quyết định chấm dứt việc tổ chức thi.

Bộ Giáo dục và Đào tạo công khai các đơn vị tổ chức thi vi phạm quy chế thi và quyết định đình chỉ việc tổ chức thi hoặc chấm dứt việc tổ chức thi trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Sau thời hạn đình chỉ tổ chức thi, căn cứ kết quả kiểm tra, xác nhận việc vi phạm được khắc phục, Bộ Giáo dục và Đào tạo có thông báo để đơn vị được tiếp tục tổ chức thi.

Người tham gia tổ chức thi và cá nhân liên quan khác có hành vi vi phạm quy chế thi (bị phát hiện trong kỳ thi hoặc sau kỳ thi), sẽ bị xử lý theo các quy định của pháp luật hiện hành.
(Theo GD&TĐ)

Các tin khác
Ban tổ chức bấm nút phát động.

Ngày 26/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông phát động cuộc thi tìm hiểu về lịch sử truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam.

Quang cảnh hội nghị.

Chiều 25/5, đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh đã chủ trì Hội nghị triển khai kế hoạch, thống nhất nội dung chỉ đạo Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2022 và Kỳ thi tuyển sinh trung học năm 2022 - 2023 trên địa bàn tỉnh.

(Ảnh minh hoạ)

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết nếu so với các bộ sách mà nhà nước tổ chức trước đây mà nói tăng thì đây là sự so sánh không tương đồng.

Chậm nhất 7 ngày sau buổi thi cuối cùng của kỳ thi, thí sinh phải nộp hồ sơ đặc cách cho Thủ trưởng đơn vị nơi thí sinh đăng ký dự thi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục