Hướng dẫn mới nhất của Bộ Giáo dục-Đào tạo nhằm khắc phục tình trạng chép văn mẫu

  • Cập nhật: Thứ sáu, 22/7/2022 | 10:25:12 AM

Tối 21/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn gửi các Sở Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn ở trường phổ thông.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, hướng dẫn này nhằm tiếp tục khắc phục tình trạng dạy học nặng nề về thuyết giảng, đọc chép và yêu cầu thuộc lòng theo văn mẫu.

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các nhà trường tăng cường hơn nữa việc phát huy tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập môn Ngữ văn; dành nhiều thời gian cho các hoạt động thực hành, vận dụng, trình bày, thảo luận để rèn luyện kỹ năng đọc, viết, nói, nghe và cảm thụ thẩm mĩ theo yêu cầu, mức độ với từng lớp học, cấp học. Trong quá trình dạy học, giáo viên cần giao nhiệm vụ học tập rõ ràng, phù hợp với khả năng của học sinh; nêu cụ thể các yêu cầu về sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành; chú trọng kiểm tra, đánh giá, hỗ trợ, động viên học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập.

Xây dựng kế hoạch bài dạy và tổ chức dạy học môn Ngữ văn theo hướng tăng cường rèn luyện cho học sinh phương pháp đọc, viết, nói và nghe; thực hành, trải nghiệm tiếp nhận và vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học thông qua các hoạt động học ở trong và ngoài lớp học.

Đối với dạy đọc, xác định rõ mục đích giúp học sinh biết cách đọc và tự đọc hiểu được văn bản; thông qua đó hình thành phẩm chất, nhân cách học sinh. Coi ngữ liệu là phương tiện và việc tìm hiểu ngữ liệu là cách thức để hình thành, phát triển năng lực đọc hiểu văn bản.

Bên cạnh việc giúp học sinh hiểu được nội dung và hình thức của văn bản, cần chú ý trang bị cho học sinh công cụ, cách thức để đọc hiểu các văn bản cùng thể loại hoặc loại hình với văn bản được học. Giáo viên có thể đưa ra những gợi ý, chỉ dẫn để giúp học sinh đọc nhưng không lấy việc phân tích, bình giảng của mình để áp đặt hay thay thế cho những suy nghĩ của học sinh; tránh đọc chép và yêu cầu học sinh ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. Giáo viên cần gắn dạy đọc với các hoạt động dạy viết, nói, nghe thực hành tiếng Việt và các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp phù hợp với từng lớp học, cấp học.

Đối với dạy viết, chú trọng yêu cầu học sinh hình thành ý tưởng, biết cách trình bày ý tưởng một cách mạch lạc, sáng tạo, có sức thuyết phục để qua đó rèn luyện tư duy và cách viết các kiểu văn bản. Tập trung vào yêu cầu hướng dẫn học sinh thực hiện các bước tạo lập văn bản. Ở mỗi bước, giáo viên có thể sử dụng, khai thác ngữ liệu minh hoạ một cách hợp lý giúp học sinh hiểu được đặc điểm hình thức, ngôn ngữ, phương thức biểu đạt của từng kiểu văn bản; từ đó, giúp học sinh hình thành kỹ năng viết của mình. Xây dựng và tăng cường sử dụng các bài tập dạy viết gắn với các tình huống thực tiễn và giả định để học sinh nhận thức được mối quan hệ giữa yêu cầu học viết trong nhà trường với nhu cầu tạo lập các sản phẩm viết trong đời sống.

Văn bản hướng dẫn cũng nêu rõ các nhà trường phải đổi mới cách đánh giá học sinh trong môn Ngữ văn.

Cụ thể, việc đánh giá học sinh trong môn Ngữ văn phải đảm bảo nguyên tắc phát huy được những mặt tích cực cá tính, trí tưởng tượng, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, năng lực tư duy hình tượng và tư duy logic của học sinh. Giáo viên tập trung thiết kế và sử dụng các câu hỏi, bài tập yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học và kỹ năng đọc, viết, nói, nghe vào bối cảnh và ngữ liệu mới; tạo cơ hội để học sinh khám phá những tri thức mới, đề xuất ý tưởng và tạo ra sản phẩm mới; gợi mở những liên tưởng, tưởng tượng, huy động được vốn sống vào quá trình đọc, viết, nói, nghe.

Trong quá trình đánh giá kết quả học tập cuối kì, cuối năm học, cuối cấp học, tránh dùng lại các văn bản đã học trong sách giáo khoa làm ngữ liệu xây dựng các đề kiểm tra đọc hiểu và viết để đánh gái chính xác năng lực học sinh, khắc phục tình trạng học sinh chỉ học thuộc bài hoặc sao chép nội dung tài liệu có sẵn.

Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến khích giáo viên xây dựng và sử dụng các đề mở trong kiểm tra, đánh giá để phát huy cao nhất khả năng sáng tạo của học sinh. Xây dựng bộ công cụ đánh giá để hạn chế tính chủ quan, cảm tính của người chấm. Khi nhận xét, đánh giá các sản phẩm của học sinh, giáo viên cần tôn trọng và khuyến khích cách nghĩ, cách cảm riêng của học sinh trên nguyên tắc không vi phạm những chuẩn mực đạo đức, văn hoá và pháp luật.

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các Sở Giáo dục và Đào tạo, phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các nhà trường trên địa bàn để thực hiện đầy đủ, nghiêm túc hướng dẫn này cho năm học 2022 - 2023.

(Theo VOV)

Các tin khác
Thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá năng lực năm 2022 do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức. Theo quy định, các thí sinh đã đủ điều kiện trúng tuyển phương thức này vẫn phải đăng ký lại nguyện vọng trên hệ thống chung

Từ 22-7 đến 17h ngày 20-8, thí sinh đăng ký, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng không giới hạn số lần trên hệ thống chung của Bộ Giáo dục và đào tạo.

Ngày 22/7, thí sinh trên cả nước sẽ bắt đầu đăng ký xét tuyển đại học năm 2022. Thí sinh sau khi biết điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông thì mới đăng ký nguyện vọng xét tuyển.

Lãnh đạo huyện Lục Yên trao khen thưởng cho em Hà Ngọc Bảo Lam có thành tích xuất sắc trong năm học 2021 - 2022.

Năm 2022, trên địa bàn huyện Lục Yên có 13 học sinh thi đỗ vào lớp 10 Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành, thành phố Yên Bái, trong đó có 2 thủ khoa lớp chuyên Văn và chuyên Sinh. Trong đó, em Hà Ngọc Bảo Lam đỗ thủ khoa chuyên Văn với tổng điểm 49,65 và em Trần Minh Phương đỗ thủ khoa chuyên Sinh với tổng điểm 54,75. Cả 2 em đều là học sinh lớp 9A1, Trường THCS Lê Hồng Phong, thị trấn Yên Thế.

Học sinh lớp 1 (năm học 2021 - 2022) trường Tiểu học Thăng Long, quận Hoàn Kiếm làm quen với việc học trực tuyến. Ảnh minh họa

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông đã ký văn bản số 1632/QÐ-BVHTTDL, ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 311/QĐ-TTg ngày 5/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình "Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng trên không gian mạng giai đoạn 2022 – 2030".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục