Gần 472 nghìn thí sinh đã nhập nguyện vọng xét tuyển đại học trên hệ thống của Bộ Giáo dục và Đào tạo

  • Cập nhật: Thứ tư, 10/8/2022 | 4:21:04 PM

Sau 3 tuần mở cổng, đến hôm nay đã có 471.906 thí sinh đã nhập nguyện vọng xét tuyển đại học năm 2022 trên hệ thống tuyển sinh chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT).

Số liệu của Bộ GD&ĐT cho thấy, tính đến 12h00 hôm nay 10/8, số thí sinh đã nhận nguyện vọng lên hệ thống đạt gần 45,75% trên tổng số 939.477 thí sinh đăng ký xét tuyển.

Tổng số lượng nguyện vọng đã đăng ký là 1.,992.773. Trung bình mỗi thí sinh đăng ký 4,22 nguyện vọng.

Trước đó, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT lưu ý năm nay sẽ không xảy ra tình trạng thí sinh trúng tuyển chính thức 2, 3 phương thức hay 2, 3 trường đại học khác nhau. Hiện nay, nhiều thí sinh đã biết đủ điều kiện trúng tuyển bằng xét học bạ, thi đánh giá năng lực... nhưng nếu không xác nhận bằng cách đăng ký lại nguyện vọng trên hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung, thí sinh đó coi như từ chối trúng tuyển.

Bên cạnh đó, nếu thí sinh đã được thông báo trúng tuyển 1 nguyện vọng trên hệ thống, các nguyện vọng sau đó đều không còn giá trị. Do vậy, các thí sinh cần cân nhắc kỹ khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển.

Năm 2021, những ngành được nhiều thí sinh đăng ký nguyện vọng 1 nhiều nhất là: An ninh Quốc phòng (566,82%), Báo chí và thông tin (311,65%), Nghệ thuật (210,7%); Du lịch khách sạn, dịch vụ cá nhân (201%), Khoa học xã hội và hành vi (197,97%).

Trong khi đó, nhóm ngành khoa học cơ bản không chỉ có số lượng thí sinh đăng ký nguyện vọng 1 ở mức thấp, mà tỷ lệ thí sinh trúng tuyển xác nhận nhập học cũng khiêm tốn. Khoa học tự nhiên là lĩnh vực có tỷ lệ nhập học thấp nhất; tiếp đến là Khoa học sự sống, Nông lâm nghiệp và thủy sản, Dịch vụ xã hội.

(Theo TPO)

Các tin khác

Theo khung kế hoạch thời gian năm học 2022-2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, thời gian tựu trường sớm nhất sẽ trước 1 tuần.

Ảnh minh họa.

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 236/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái và Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại cuộc họp về học phí phổ thông và sách giáo khoa.

Các đề tài của đoàn Việt Nam có tính ứng dụng cao, tập trung vào bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.

Ảnh minh họa.

Năm học 2022-2023 là năm học đầu tiên Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với học sinh lớp 10 trên cả nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục